Giáo dục

Từ chỉ hoạt động là gì? Phân biệt với từ chỉ trạng thái cho ví dụ

Từ chỉ hoạt động hay còn gọi là động từ có gì giống và khác so với từ chỉ trạng thái? Đây là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Vậy hãy cùng Trường Cao Đẳng Kiên Giang tìm hiểu với bài viết dưới đây

1. Từ chỉ hoạt động được hiểu như thế nào?

Từ chỉ hoạt động được hiểu là từ dùng để chỉ các hành động vật lý được thể hiện ra bên ngoài, có thể quan sát được bằng mắt thường. Một số từ chỉ hoạt động như: đi, nói, đọc, viết, chạy, …Các từ này có những đặc điểm chung cụ thể thường được xếp vào nhóm ngoại động từ

Động từ được hiểu là những từ chỉ hành động, trạng thái của người hoặc động vật. Động từ gồm hai loại là nội động từ (động từ chỉ có chủ ngữ) và ngoại động từ (động từ có chủ ngữ là tân ngữ)

Sự phân biệt các nhóm động từ thường dựa trên hai tiêu chí: ngữ nghĩa và ngữ pháp. Xét về mặt ngữ pháp, cần phân biệt hai nhóm động từ quan trọng (Động từ biểu thị hành động/ hoạt động vật lý như: ăn, uống, đánh, đẩy, cắt, kéo, chạy, nhảy, leo, trèo và Động từ biểu thị hoạt động hoặc trạng thái tâm lí như: thích thú, biết, hiểu, cảm thấy, lo lắng, sợ, tôn trọng và Động từ do dự, hồi hộp, mong ước, mơ ước, kính nể.

Trong cả hai loại động từ này, ta có thể phân biệt nội động từ và ngoại động từ. Cụ thể:

– Nội động từ là động từ biểu thị hành động, hoạt động hoặc trạng thái không thể tác động trực tiếp tới một đối tượng khác (ngủ, nằm, đi, đứng, suy nghĩ)

– Ngoại động từ là động từ biểu thị hành động, hoạt động hoặc trạng thái có thể tác động trực tiếp lên một đối tượng khác hoặc tạo ra một đối tượng khác (đào, tìm, bắt, xây, viết, mua, sản xuất)

Khi tạo ra lối nói bị động, chúng ta chỉ có thể sử dụng ngoại động từ mà không thể sử dụng nội động từ trong câu .

2. Từ chỉ trạng thái được hiểu như thế nào?

Từ chỉ trạng thái được hiểu là những từ chỉ sự vận động bên trong của sự vật và không thể nhìn thấy ở bên ngoài và khó có thể kiểm soát được. Từ chỉ trạng thái bản chất là những từ chỉ trạng thái của một vật về ngữ cảnh và thường không kết hợp được với từ xong trong câu, tuỳ vào ngữ cảnh của câu mà từ chỉ trạng thái có thể là ngoại động từ hoặc nội động từ

Ví dụ về từ chỉ trạng thái như: yêu, ghét, buồn, vui, … Các từ chỉ trạng thái tồn tại (còn, hết, …), các từ chỉ trạng thái tiếp thu (được, bị, chịu, …), các từ chỉ trạng thái biến hoá (thành, hoá, …), các từ chỉ trạng thái so sánh (bằng, hơn, ít hơn, nhiều hơn, …)

Từ chỉ trạng thái có đặc điểm là từ chỉ sự tồn tại của một sự vật, một trạng thái, xét về phương diện không đổi. Từ chỉ trạng thái thường không được kết hợp với từ xong trong câu. Tùy thuộc vào ngữ cảnh, các từ chỉ trạng thái có thể là nội động từ hoặc ngoại động từ. Về ngữ pháp, từ chỉ trạng thái có ngữ pháp giống như tính từ, chúng có thể làm vị ngữ trong câu.

3. Phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái – ví dụ

Tiêu chí Từ chỉ hoạt động Từ chỉ trạng thái Ví dụ
Khái niệm là những từ có thể nhìn thấy rõ ràng, có thể cảm nhận được bằng các giác quan cụ thể, rõ ràng là những hành động không được cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan bên ngoài và không thể hiện thông qua chuyển động

– Em thích cái áo màu đỏ

– Con mèo nhà em đang ngủ say

Đặc điểm

– Một số từ được coi là động từ chỉ hoạt động và được coi là động từ chỉ trạng thái

– Một số từ chuyển nghĩa được coi là động tư chỉ trạng thái

– Một số từ mang tính chất ngữ pháp của tính từ

– Ngoại động từ còn được coi là động từ chỉ trạng thái nằm giữa động tư và tính từ

– Một số động từ chỉ hoạt động được sử dụng như động từ chỉ trạng thái

– Đồng từ chỉ trạng thái có một số đặc điểm ngữ pháp vf ngữ nghĩa giống tính từ, có thể hoạt động như vị ngữ trong câu kể

– Nội động từ: hướng đến chủ thể hành động, không có tân ngữ trực tiếp nhưng phải có quan hệ động từ

– Ngoại động từ: động từ chỉ người hoặc vật khác, có khả năng bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp

nằm, ngồi, thức, vui buồn, hồi hộp, lắng nghe, …

Để phân biệt nội động từ và ngoại động từ, ta cần phải đưa ra câu hỏi ai? Gì? ngay sau động từ. Nếu có thể sử dụng bổ ngữ hồi đáp trực tiếp mà không có quan hệ từ thì đó là ngoại động từ, nếu không thì đó là nội động từ. Để phân biệt dễ dàng giữa từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động, chủ yếu dựa vào khái niệm của từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động để định nghĩa và nhận biết. Các từ chỉ hoạt động động được nhận ra dễ dàng nhất khi chúng đề cập đến cùng một chuyển động, nhưng hành động lời nói dễ dàng được nhận ra trực tiếp từ các giác quan quen thuộc (nghe, nhìn, …), còn từ chỉ trạng thái là những từ chỉ trạng thái của vật không có sự tự chủ hoặc kiểm soát và không có biểu hiện bên ngoài. Phân biệt được hai loại từ này và nắm vững khái niệm thì sẽ học được tốt nhất môn ngữ văn.

4. Ôn tập về từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái

Câu 1: Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong những câu sau:

1. Con trâu ăn cỏ.

2. Đàn bò uống nước dưới sông.

3. Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ.

=> Đáp án: Câu 1 từ chỉ hoạt động là ăn, Câu 2 từ chỉ hoạt động là uống, Câu 3 từ chỉ trạng thái là tỏa.

Câu 2: Xác định các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn sau: “Một buổi sáng mùa xuân, trăm hoa khoe sắc, gà con vui vẻ gọi vịt con ra vườn chơi. Gà con rủ vịt con bắt sâu bọ, côn trùng có hại cho cây cối. Nhờ có mỏ nhọn nên gà con mổ bắt sâu dễ dàng. Nhưng vịt con không có mỏ nhọn nên không thể nào bắt sâu được. Thấy thế gà con vội vàng chạy tới giúp vịt.”

=> Đáp án: Trong đoạn văn trên các từ chỉ trạng thái gồm có: vui vẻ, vội vàng Từ chỉ hoạt động: gọi, chơi, rủ, bắt, mổ, bắt sâu, chạy.

Câu 3: Trong các từ sau, từ nào là từ chỉ hoạt động, từ nào là từ chỉ trạng thái “buộc, thức, lăn, ngủ, lấp, phát triển, giơ, cắt, bay, nghi ngờ, tưởng tượng, ngồi”

Câu 4: Gạch chân từ không cùng nhóm trong mỗi nhóm từ sau:

a/ Anh em, cô dì, chú bác, giúp đỡ, xóm thôn, cánh đồng.

=> Từ không cùng nhóm: “giúp đỡ” – từ chỉ hoạt động, các từ còn lại chỉ sự vật.

b/ Yêu, nhớ, quên, giận, theo.

=> Từ không cùng nhóm: “theo” – từ chỉ hoạt động, còn lại là các từ chỉ trạng thái.

c/ Uống, cắt, sen, tham gia, bước

=> Từ không cùng nhóm: “sen” – từ chỉ sự vật (loài hoa), các từ còn lại chỉ hoạt động.

d/ Cây, lá, cỏ, hoa, sông, lội.

=> Từ không cùng nhóm: “lội” – từ chỉ hoạt động, các từ còn lại là từ chỉ sự vật.

Câu 5: Trong các từ sau, từ nào là từ chỉ hoạt động, từ nào là từ chỉ trạng thái? “buộc, thức, lăn, ngủ, lấp, phát triển, giơ, cắt, bay, nghi ngờ, tưởng tượng, ngồi” Từ chỉ hoạt động: buộc, lăn, lấp, giơ, cắt, bay, ngồi.

=> Từ chỉ trạng thái: thức, ngủ, phát triển, nghi ngờ, tưởng tượng.

=> Trong các từ trên thì từ chỉ hoạt động là các từ: buộc, lăn, lấp, giơ, cắt, bay, ngồi. Từ chỉ trạng thái là các từ: thức, ngủ, phát triển, nghi ngờ, tưởng tượng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về chủ đề từ chỉ hoạt động là gì và phân biệt với từ chỉ trạng thái và cho ví dụ mà Trường Cao Đẳng Kiên Giang cung cấp tới quý khách hàng. Ngoài ra, quý khách hàng có thể tham khảo thêm bài viết về chủ đề từ chỉ trạng thái là gì và ví dụ về các đặt câu có từ chỉ trạng thái của Trường Cao Đẳng Kiên Giang. Còn bất kỳ điều gì vướng mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7. Gọi số 1900.6162 hoặc gửi email chi tiết yêu cầu đến địa chỉ: Tư vấn qua Email: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ tốt nhất từ Trường Cao Đẳng Kiên Giang. Chúng tôi rất hân hạnh nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng. Trân trọng./.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button