Thuyết minh về chùa Yên Tử chọn lọc hay nhất

Trong lịch sử nước ta hiện nay, chùa Yên Tử vẫn là một trong các trung tâm Phật giáo của nước nhà. Bài viết dưới đây của Trường Cao Đẳng Kiên Giang về thuyết minh chùa Yên Tử chọn lọc hay nhất sẽ giúp các bạn có thêm ý tưởng để làm bài.
Dàn ý thuyết minh về chùa Yên Tử chọn lọc hay nhất
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về chùa Yên Tử.
2. Thân bài
– Giới thiệu vị trí địa lý của chùa Yên Tử : Nằm trên núi Yên Tử thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
– Lịch sử hình thành chùa Yên Tử
+ Gắn với vua Trần Nhân Tông, người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
+ Hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn với sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
– Khung cảnh xung quanh chùa Yên Tử
+ Đỉnh núi cao 1068m so với mực nước biển.
+ Hệ thống sinh thái đa dạng, phong phú.
+ Đường rừng núi với hàng ngàn bậc đá.
+ Xung quanh có các di tích và thắng cảnh nổi tiếng.
– Vẻ đẹp cảnh quan chùa Yên Tử
+ Suối Giải Oan và chùa Giải Oan
+ Chùa Hoa Yên
+ Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử
+ Chùa Đồng
3. Kết bài
– Khẳng định lại vẻ đẹp, giá trị của chùa Yên Tử.
– Nêu cảm nghĩ của bản thân.
1. Thuyết minh về chùa Yên Tử chọn lọc hay nhất – Mẫu 1
Chùa Yên Tử Quảng Ninh hay còn được biết đến là khu di tích và danh lam thắng cảnh Yên Tử, một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Ninh. Với đặc trưng là điểm du lịch tâm linh, nơi đây được ví như chốn bồng lai tiên cảnh, hàng năm thu hút biết bao du khách thập phương trong và ngoài nước.
Di tích lịch sử Yên Tử gắn liền với tên tuổi vị vua Trần Nhân Tông, người từng lãnh đạo quân dân thời Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên – Mông rồi từ bỏ ngai vàng, lên Yên Tử tu hành, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm đậm màu sắc Việt. Về địa lý, Yên Tử là dãy núi thấp, thuộc hệ thống cánh cung Đông Triều, một vùng địa chất được hình thành từ kỷ Đệ tứ. Địa hình, địa chất phức tạp đã kiến tạo nên các điểm cảnh quan kỳ vĩ, những kiến trúc cổ truyền hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ. Trong đó không thể không nhắc đến chính là chùa Yên Tử. Nằm trên đỉnh núi cao 1068m so với mực nước biển nên đỉnh núi lúc nào cũng có mây mù bao phủ, lại thêm phong cảnh thiên nhiên hữu tình, đa dạng và phong phú các loại động thực vật. Xung quanh quần thể chùa Yên Tử là các di tích và thắng cảnh nổi tiếng như khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, khu di tích lịch sử nhà Trần… Để lên đỉnh Yên Tử, chúng ta phải bắt đầu với dòng suối Giải Oan và chùa Giải Oan. Chính Phật Hoàng đã đặt cái tên Giải Oan để nhằm giúp siêu độ cho những cung nữ theo hầu vua đã nhảy xuống suối tự vẫn khi vua không cho theo hầu hạ. Chùa Giải Oan linh thiêng có tiếng, lưng tựa vách núi, mặt hướng ra dòng suối róc rách ngày đêm. Chùa Hoa Yên được coi là ngôi chùa chính của hệ thống chùa Yên Tử. Chùa ngự trị ở lưng chừng núi, thế rất vững chãi, cảnh trí nơi đây vô cùng tuyệt đẹp. Con đường hành hương lên đỉnh Yên Tử với hàng ngàn bậc đá và hàng cây xanh hai bên đường, tán cây rộng khổng lồ che rợp đường cho mọi người đi lại. Ngày nay, nếu không muốn đi bộ, chúng ta có thể đi cáp treo. Hệ thống cáp treo hiện đại gồm hai chặng, từ chân núi lên đến chùa Hoa Yên và từ chùa Hoa Yên lên đến chùa Đồng.
Chùa Yên Tử là một trong những di tích Phật giáo được lựa chọn để các đại biểu tham dự lễ Phật đản trên khắp thế giới đến tham quan. Đến với Yên Tử, ngoài việc ngắm nhìn giang sơn mà ông cha ta gây dựng nên, chúng ta còn được thả hồn, tịnh tâm, bỏ qua mọi bộn bề lo toan trong cuộc sống. Chính vì vậy, mỗi dịp lễ hội Yên Tử tổ chức, theo thống kê có đến hàng triệu du khách đến tham quan, lễ bái và cầu an.
2. Thuyết minh về chùa Yên Tử chọn lọc hay nhất – Mẫu 2
Nhắc đến Quảng Ninh không thể không nhắc đến núi Yên Tử ở Uông Bí, một ngọn núi cao đẹp, nổ tiếng là “đệ nhất địa linh”. Yên Tử với những di tích lịch sử văn hóa về Phật giáo và chùa Yên Tử là một điểm đến ai cũng ưu tiên lựa chọn khi nhắc đến hoạt động về tâm linh.
Dòng chảy lịch sử Phật giáo tại Yên Tử bắt nguồn từ khi vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho vua Trần Anh Tông. Với lòng thành hướng về chốn non cao tầm đạo, năm 1299 vua Trần Nhân Tông đến mảnh đất Yên Tử, bắt đầu cuộc sống tu hành theo 12 điều khổ hạnh, cho xây dựng hệ thống các chùa chiền, tháp, mỗi chùa lại có những sự tích riêng. Ngự trên đỉnh núi cao 1068m so với mực nước biển, núi Yên Tử quanh năm có mây mù bao phủ. Hệ sinh thái nơi đây thì vô cùng phong phú và đa dạng kể cả động vật và thực vật. Ven lối dẫn lên các chùa, tháp thường trồng rất nhiều tùng, có những cây có tuổi đời khoảng 700 năm. Ngoài ra rừng trúc ở đây cũng nổi tiếng không kém, trúc tượng trưng cho sức dẻo dai, vẻ đẹp thanh bạch và tao nhã. Có lẽ, đó cũng chính là lý do mà Trần Nhân Tông chọn nơi đây làm nơi tu hành và lấy tên Trúc lâm để đặt tên cho dòng Thiền do ông sáng lập.
Suối Giải Oan nước trong veo uốn khúc, sỏi trắng và đá cuội rải đều. Đến mùa xuân, rừng Yên Tử nảy lộc đơm hoa, các loại hoa vàng tươi xen lẫn phớt tím thật nên thơ. Chùa Giải Oan được xây dựng vào thời Trần nhưng trải qua thăng trầm của lịch sử, chùa đã xuống cấp nghiêm trọng. Chùa Hoa Yên được dựng từ thời Lý và được tôn tạo nhiều lần trong lịch sử, tọa lạc trên lưng chừng núi, quay hướng Tây Nam. Cúc vạn thọ nở vàng rực, hoa dong đỏ tía nở khắp sân chùa, vườn chùa và bờ suối.
Với những mái chùa rêu phong, những suối, khóm tùng cổ thụ, rừng trúc và trăm nghìn loài hoa…mỗi bước chân của du khách khi leo lên núi tưởng chừng như lạc vào cõi Phật Yên Tử mênh mông bao la huyền tích. Có thể nói, về với Yên Tử, chúng ta càng thấy tấm lòng của những thế hệ đi trước và càng thêm yêu cảnh sắc hùng vĩ của nước nhà.
3. Thuyết minh về chùa Yên Tử chọn lọc hay nhất – Mẫu 3
Mùa xuân là mùa con người ta hay hướng về tổ tiên với lòng thành kính thông qua việc đi lễ chùa đầu năm. Lựa chọn đầu tiên của đa số người Việt đó chính là chùa Yên Tử nằm trên núi Yên Tử ở Uông Bí, Quảng Ninh.
Núi Yên Tử là một ngọn núi thuộc dãy cánh cung Đông Triều, trên đỉnh núi thường có mây mù bao phủ nên còn có tên là Bạch Vân Sơn. Trên đỉnh núi thiêng Yên Tử còn có khu di tích lịch sử với những ngôi chùa, tháp cổ và những cánh rừng cổ thụ. Đỉnh Yên Tử cũng biến thành trung tâm Phật giáo diễn ra từ lúc vua Trần Nhân tông nhường ngôi, xuống tóc và sáng lập thiền phái Phật giáo mang tên Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Dòng Thiền là sự hòa hợp xuất sắc giữa ý thức dân tộc và tín ngưỡng, giữa tư tưởng và đạo đức. Ngày nay, những ý nghĩ này không chỉ phổ biến ở trong nước mà còn nhiều nước khác đã học tập và tu tập.
Năm 1299, vua Trần Nhân Tông từ ngai vàng, thoát vòng tục lụy đến Yên Tử tu hành thì nơi đây mới trở thành cõi linh thiêng của xứ sở. Vượt dốc núi men theo bờ suối cheo leo ta đến với suối Vàng và Thác Tử uốn vòng theo chùa Vân Tiêu, hợp lưu dưới gốc cây sung già rồi đổ vào suối Giải Oan. Những cây cổ thụ xòe tán che rợp mái chùa, hoa loa kèn trắng mịn phơn phớt, những khóm hoa rừng nở xòe năm cánh màu xanh, chùm nhụy tím bao bọc lấy 6 ngọn tháp, trong đó có tháp mộ vua Trần Nhân tông. Cảnh suối, chùa Giải Oan càng trở nên u huyền, trầm lịch. Chùa Hoa Yên có hơn 10 pho tượng, lớn bằng đồng, có quả chuông đúc từ thời Lê.Đêm ở chùa Hoa Yên thật kì ảo, tiếng suối róc rách chảy mơ hồ cùng với tiếng tắc kè thảng thốt, tiếng rừng trúc rì rào, mùi hoa nồng nàn.
Hội xuân Yên Tử là một lễ hội rất lớn và đông vui, năm nào cũng có hàng vạn người trẩy hội. Ngày nay tuy đã có cáp treo lên Yên Tử nhưng chúng ta nên trải nghiệm cảm giác leo núi lên chùa Hoa Yên, với tới chùa Đồng để tận hưởng hết mọi khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống.
Trên đây là một số bài Thuyết minh về chùa Yên tử chọn lọc hay nhất Trường Cao Đẳng Kiên Giang gửi tới quý bạn đọc. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm theo dõi !