Giáo dục

Thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về chủ đề giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho các bạn trong trường em

Thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về chủ đề giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho các bạn trong trường em? Dưới đây sẽ là một số gợi ý để các em có thêm sự lựa chọn khi xây dựng một sản phẩm tuyên truyền giáo dục về an toàn giao thông đường bộ trong trường học:

1. Bài tuyên truyền về an toàn giao thông đường bộ cho người đi xe đạp điện 

Chào các bạn, an toàn giao thông hiện đang là một vấn đề được đón nhận nhiều sự quan tâm của xã hội. Khắp mọi nẻo đường, dù gần hay xa thì khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi người” sẽ luôn xuất hiện như một lời nhắc nhở cho mỗi người khi tham gia giao thông hãy luôn tuân thủ pháp luật về giao thông, để đảm bảo an toàn cho mình cũng như gia đình mình.

Hiện nay, dù chưa có số liệu thống kê cụ thể về những vụ tai nạn giao thông có liên quan đến xe đạp điện nhưng trên thực tế, vẫn luôn xảy ra những vụ tai nạn thương tâm dẫn đến chết người từ xe đạp điện. Nguyên nhân chính của những vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe đạp điện là do sự chủ quan, thiếu tập trung khi điều khiển phương tiện. Nhiều người vẫn cho rằng xe đạp điện là một loại phương tiện đơn giản như xe đạp nên vẫn chưa chú trọng đến việc chấp hành an toàn giao thông và chủ yếu là không chủ động đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Xe đạp điện đa phần có thể đi ở tốc độ từ 35 km/h đến 40 km/h. Khi so sánh với tốc độ của xe máy thì tốc độ này của xe đạp điện được coi là bình thường, tuy nhiên vì trọng lượng của xe đạp điện khá nhẹ nên nếu chạy xe ở tốc độ tối đa kia thì không hề an toàn mà lại rất dễ gây ra tai nạn giao thông,

Bên cạnh đó, người điều khiển xe đạp điện hầu như là các bạn học sinh chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý tình huống khi tham gia giao thông nên rất dễ để xảy ra tai nạn. Tiếp đó, một phần do các hình thức xử lý hiện tại vẫn chưa có đủ tính răn đo. Vì thế mà các cơ quan, lực lượng chức năng càn tiếp tục tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm để làm gương, góp phần hạn chế nguy cơ tai nạn giao thông do xe đạp điện gây ra. 

Đồng thời, người sử dụng xe đạp điện cần nâng cao ý thức chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ với khẩu lệnh như sau:

+ Đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện

+ Đi đường quan sát, không phóng nhanh vượt ẩu, dàn hàng ngang…

+ Không lạng lách, đánh võng… gây mất trật tự và mất an toàn giao thông cho những người đang tham gia giao thông.

+ An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.

Chúc các bạn của tôi luôn được an toàn trên mọi tuyến đường và là một trong những tuyên truyền viên tích cực góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

2. Bài tuyên truyền về an toàn giao thông dành cho người đi bộ

“An toàn giao thông” luôn là chủ đề nóng hổi và bức xúc của toàn xã hội. Có những lúc, chỉ vì một phút sơ suất mà đã có thể gây ra tai nạn thông thông, có khi còn dẫn đến những thiệt hại nặng nề. Từng ngày, từng giờ, những vụ tai nạn giao thông vẫn đang diễn ra tại Việt Nam khiến cho nhiều gia đình bị rơi vào tình cảnh “tan cửa nát nhà” khi chúng cướp đi sinh mệnh của biết bao nhiêu người, gây ra thương tật lâu dài, tàn phế và có khi là những nỗi đau tinh thần mà không gì có thể bù đắp được.

Thật đáng buồn khi một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông lại là do những người đi bộ gây ra. Mặc dù Nhà nước đã quan tâm xây dựng nhiều công trình cho người đi bộ sang đường như cầu vượt, hầm đường bộ… nhưng nhiều người vẫn không đi đúng phần đường của mình. Vậy những quy định pháp luật mà người đi bộ phải tuân thủ khi tham gia giao thông là gì ?

Theo Điều 32 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì người đi bộ phải tuân thủ các quy tắc giao thông như sau:

1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

Nếu vi phạm, người đi bộ sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể như sau:

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;

– Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này; 

– Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

– Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

– Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Trên đây là một số quy định pháp luật dành cho người đi bộ khi tham gia giao thông. Việc tuân thủ những quy định trên vẫn cần tinh thần có trách nhiệm và hành động cụ thể của mỗi người trong cộng đồng. Hy vọng rằng, một ngày nào đó, sẽ không còn những vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra, điều đó sẽ là niềm hạnh phúc lớn lao không chỉ của mỗi người, mỗi nhà mà là của toàn xã hội. Qua bài tuyên truyền này, tôi cũng muốn gửi gắm tới các bạn một thông điệp “Chúng ta hãy cùng nhau thực hiện thật tốt quy định pháp luật về an toàn giao thông như những gì đã hứa”.

3. Bài thơ về tuyên truyền về chủ đề giáo dục an toàn giao thông đường bộ

Dân sinh mức sống càng cao

Người đông, xe cộ ào ào gia tăng

Nhu cầu đáp ứng bội phần

Đường, cầu, bến cảng mở mang thật nhiều

Công trình, biển báo, cột tiêu

Hố ga, lô cốt, đường nhiều ổ voi

Điểm đen phải được “sáng soi”

Đường thông, hè thoáng nạn tai giảm dần

Từ thành thị đến nông thôn

Triển khai Nghị quyết an toàn giao thông

Giáo dục, quán triệt chủ trương

Tuần tra, kiểm soát tăng cường an ninh

Đường quốc lộ, đường dân sinh

Tập trung dứt điểm công trình dây dưa

Ven đường không được bán, mua

Cấm xây lều quán, chia ô vỉa hè

Tăng cường kiểm định máy, xe

Nâng cấp, sửa chữa bến xe, cầu phà

Đường bộ, đường thủy, hỏa xa

Không có tai nạn, nước nhà yên vui​

4. Xây dựng tình huống về tuyên truyền an toàn giao thông đường bộ 

Để tuyên truyền về chủ đề giáo dục an toàn giao thông đường bộ thì học sinh có thể xây dựng video để ví dụ minh họa. Để thực hiện được video tuyên truyền an toàn giao thông thì các bạn cần nắm rõ chủ đề của chúng ta là gì. 

Ví dụ, chủ đề tuyên truyền là về “Ý thức của học sinh khi tham gia giao thông” thì các bạn có thể thực hiện một đoạn video ghi lại nội dung phòng vấn các bạn trong trường về vấn đề này. Kèm theo đó, các bạn cũng có thể đưa ra một số tình huống có liên quan đến kiến thức an toàn giao thông để biết được các xử lý của mỗi người trong từng trường hợp. 

Một số tình huống giả định có thể sử dụng như sau:

– Tình huống số 1: Một bạn học sinh đang đi đến gần ngã tư giao nhau và đèn xanh chiều bạn học sinh đó đi còn khoảng 2s nữa là hết. Nếu là bạn thì bạn sẽ chọn đi tiếp hay dừng lại? Tại sao?

Đáp án: Nên dừng lại vì khi hết đèn xanh là phải di chuyển chậm và không nên vượt đèn đỏ.

– Tình huống số 2: Bạn đang lái xe đạp điện trên đường về nhà sau khi tan học, tuy nhiên trên đường bạn có nhận được cuộc gọi thì bạn sẽ xử lý như thế nào?

Đáp án: Bạn nên dừng xe lại vào lề đường và nghe máy hoặc không nghe máy.

– Tình huống số 3: Bạn đang chuẩn bị xuống dốc của một đoạn đường hẹp thì thấy cũng có phương tiện đang chuẩn bị vào với hướng lên dốc. Bạn sẽ xử lý như thế nào?

Đáp án: Nhường đường cho xe chuẩn bị lên dốc.

Sau quá trình phỏng vấn được thực hiện ngẫu nhiên thì phóng viên thực hiện phỏng vấn sẽ đưa ra câu kết luận và kết quả. Ví dụ có nhiều học sinh trả lời đúng thì có thể kết luận như sau: Trong buổi phỏng vấn hôm nay, thấy được nhiều bạn trả lời sai nhưng cũng không ít bạn có câu trả chính xác và hợp lý để xử lý tình huống.

Cuối video sẽ đưa ra kết quả chính xác trên màn hình.

Qúy khách có thể tham khảo thêm về bài viết: Tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ bị phạt thế nào? của Trường Cao Đẳng Kiên Giang

Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7, gọi ngay tới số: 1900.6162 hoặc gửi email trực tiếp tại: [email protected] để được giải đáp. Ngoài ra, khách hành cũng có thể liên hệ trực tiếp với các luật sư của Trường Cao Đẳng Kiên Giang để được giải đáp các vấn đề liên quan đến Luật sư Bùi Thị Nhung qua số điện thoại: 0931626162. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Trường Cao Đẳng Kiên Giang.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button