Soạn bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm ngắn gọn, đầy đủ

Dưới đây là bài soạn Viết đoạn văn trình bày luận điểm của Trường Cao Đẳng Kiên Giang, kính mời các bạn đọc tham khảo để có thêm kiến thức.
I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận
Câu 1: Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
a) Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
(Lí Công Uẩn, Chiếu dời đô)
b) Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến, miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau là nồng nàn yêu nước.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
– Đâu là những câu chủ đề (câu luận điểm) trong mỗi đoạn văn?
– Câu chủ đề trong từng đoạn được đặt ở vị trí nào (đầu hay cuối đoạn)?
– Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dịch và đoạn nào được viết theo cách quy nạp? Phân tích cách diễn dịch và quy nạp trong mỗi đoạn văn.
Gợi ý:
a) Câu chủ để trong đoạn văn là : Thật là chốn tụ hội trọng yếu cuat 4 phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
– Câu chủ để được đặt ở cuối đoạn văn.
– Đoạn văn được viết theo các quy nạp: câu chủ đề của đoạn văn sẽ nằm ở cuối đoạn, tóm tắt lại ý của toàn bộ đoạn văn.
b) Câu chủ đề trong đoạn văn là: Đồng báo ta ngày nay cũng rất xứng danh với tổ tiên ta ngày trước.
– Câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn văn.
– Đoạn văn được viết theo cách diễn dịch: câu chủ để nằm ở ngay đầu đoạn văn, sau đó các câu sau sẽ triển khai ý của câu chủ đề.
Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Ở màn đầu chương XIII, cảnh nhà vợ chồng địa chủ Nghị Quế, Ngô Tất Tố cho bưng vào đấy một cái rổ nhún nhín bốn chó con. […] Quái thay là Ngô Tất Tố. Mới xem, ai cũng thấy vợ chồng địa chủ cũng chỉ như mọi người khác thích chó, yêu gia súc, tưởng người lành hoặc kẻ bất lương cũng không khác nhau gì lắm trong việc nuôi chó con. Thằng chồng le te cho chó ăn cơm, ôn tồn hỏi về chó, rồi xem tướng chó. Hắn sung sướng. Vợ hắn và hắn bù khú […] với nhau trên câu chuyện chó con. Ấy thế rồi là đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu đứng đấy. Đoạn này, khá lắm, bác Tố ạ! Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.
(Nguyễn Tuân, Truyện “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố)
a) Lập luận là gì? Tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn trên.
b) Cách lập luận trong đoạn văn trên có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ không?
c) Em có nhận xét gì về việc sắp xếp các ý trong đoạn văn vừa dẫn? Nếu tác giả xếp nhận xét Nghị Quế “đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu” lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng địa chủ cũng…thích chó, yêu gia súc” xuống dưới thì hiệu quả của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
d) Trong đoạn văn, những cụm từ chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó được xếp cạnh nhau. Cách viết ấy có làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn không? Vì sao?
Gợi ý:
a)
– Lập luận là việc sắp đặt các luận điểm, luận cứ thành một hệ thống có sức thuyết phục làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận.
– Luận điểm trong đoạn văn là: Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới phát hiện chất chó để của giai cấp nó.
– Cách lập luận trong đoạn văn trên là lập luận tương phản miêu tả hai thái độ nhau của vợ chồng nhà Nghị Quế:
+ Với đàn chó thì chúng quan tâm, chiều chuộng, chăm lo
+ Với mẹ con chị Dậu thì chúng hắt hủi, cư xử như với chó má.
-> thể hiện rõ được bản chất hách dịch, coi thường nhân dân ta của gia cấp thống trị thời bấy giờ.
b)
– Cách lập luận trong đoạn văn có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ.
c)
– Việc sắp xếp các ý của tác giả đã làm cho đoạn văn trở nên hấp dẫn, thuyết phục người.
– Nếu tác giả xếp nhận xét Nghị Quế “đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu” lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng địa chủ cũng…thích chó, yêu gia súc” xuống dưới thì hiệu quả của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng không làm nổi bật được bản chất chó đểu của giai cấp địa.
d)
– Những cụm từ như chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó được xếp cạnh nhau, đây là một cách dùng từ rất đặc biệt và sắc sảo của tác giả tạo nên một sự chặt chẽ, thống nhất hơn giữa các luận điểm trong đoạn văn.
II. Luyện tập
Câu 1: Đọc hai câu văn sau và diễn đạt ý mỗi câu thành một luận điểm ngắn gọn, rõ.
a. Trước hết là cần phải tránh cái lối viết “rau muống” nghĩa là lằng nhằng “trường giang đại hải”, làm cho người xem như là “chắt chắt vào rừng xanh”.
(Hồ Chí Minh, Cách viết)
b. Ngoài việc đam mê viết, cái thích thứ hai của Nguyên Hồng là được truyền nghề cho bạn trẻ.
( Nguyễn Tuân)
Gợi ý:
a) Cần phải có lối viết ngắn gọn, rõ ràng.
b) Ngoài việc đam mê viết, Nguyên Hồng còn thích được truyền nghề cho các bạn trẻ.
Câu 2: Đoạn văn trong SGK trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn.
Gợi ý:
– Luận điểm trong đoạn văn trên được nêu ra ở ngay câu mở đầu: Tôi thấy Tế Hanh là người tinh lắm.
– Để làm sáng tỏ được luận điểm này, tác giả đã sử dụng các luận cứ sau:
+ Tế Hanh đã ghi lại được những nét rất tinh thần về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.
+ Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi với mỗi người.
– Cách sắp xếp luận cứ của tác giả rất hợp lý và logic, luận cứ thứ hai là hệ quả từ luận cứ thứ nhất. Đoạn văn diễn đạt theo cách diễn dịch câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn, các câu sau triển khai ý của câu chủ đề.
Câu 3: Viết các đoạn văn ngắn triển khai ý các luận điểm sau:
a) Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài.
b) Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ.
Gợi ý:
a)
Học tập là quá trình tiếp thu kiến thức từ sách vở, trau dồi kiến kiến thức và mở mang trí tuệ của bản thân. Một trong những cách để đạt được thành tích học tập là áp dụng những gì chúng ta học được vào cuộc sống thực. Điều này được thực hiện bằng cách thực hiện công việc của chúng tôi và xem những người xung quanh chúng tôi đã thành công như thế nào. Nếu không thực hành, chúng ta sẽ chỉ có những kiến thức học được trong sách vở. Vì vậy, nếu chúng ta học và thực hành cùng một lúc, chúng ta có thể đạt được tiến bộ thực sự về mục tiêu của mình.
b)
Học vẹt là không tốt vì điều đó có nghĩa là bạn không hiểu thông tin bạn đang học và bạn sẽ dễ dàng làm sai theo thời gian. Điều đó cũng có hại vì có thể tạo thói quen xấu trong học tập. Ở trường, hầu hết mọi người học bằng cách ghi nhớ mọi thứ mà không hiểu chúng. Đây được gọi là học thuộc lòng, và đó là một cách học tồi vì nó dẫn đến những vấn đề sau này trong cuộc sống. Nhưng luôn có cách để học tốt hơn. Bạn có thể tự học hoặc tham gia một nhóm những người cũng đang học. Và bạn có thể làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn bằng cách làm những việc giúp cải thiện xã hội.
Câu 4: Để làm sáng tỏ luận điểm ” Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu” cần đưa ra các luận cứ nào?
Gợi ý:
– Các luận cứ cần đưa ra để làm sáng tỏ luận điểm trên:
+ Mục đích của văn giải thích là để làm rõ cho người đọc hiểu một vấn đề nào đó.
+ Nếu viết khó hiểu, người đọc có thể hiểu sai ý của vấn đề, khó tiếp nhận được vấn đề người viết muốn trình bày.
+ Vì vậy, khi viết cần dùng lối viết trong sáng, giản dị, tránh dùng từ quá rườm rà, câu văn phức tạp, cản trở quá trình tiếp thu văn bản.
+ Ngoài ra, khi viết cần phải nhận thức được đối tượng mà bạn đang viết, để bài viết đạt hiệu quả.