Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ngắn gọn, đầy đủ nhất

Xin chào các em! Sau đây, Trường Cao Đẳng Kiên Giang sẽ hướng dẫn các em soạn văn bản: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Đây là đoạn trích nổi bật nằm trong tác phẩm Chinh phụ ngâm và được biên soạn trong chương trình Ngữ Văn 10 tập 2. Các em cùng tham khảo để chuẩn bị thật tốt cho bài giảng trên lớp nhé!
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.
Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
Vài nét về tác giả và tác phẩm Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ:
- Tác giả Đặng Trần Côn:
a. Tiểu sử:
– Đặng Trần Côn hiện chưa rõ năm sinh và mất
– Quê quán: Làng Nhân Mục, tục gọi là làng Mộc, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
– Ông sống vào khoảng giữa thế kỉ XVIII
b.Sự nghiệp sáng tác:
Sáng tác: Ngoài tác phẩm chính là Chinh phụ ngâm, ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài thơ chữ Hán.
- Tác phẩm Chinh phụ ngâm:
a.Tác phẩm Chinh phụ ngâm:
* Hoàn cảnh ra đời: Đầu đời vua Lê Hiển Tông, quanh kinh thành Thăng Long có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, triều đình dẹp tan. Đặng Trần Côn “cảm thấy đã đến lúc phải làm”
* Nội dung và giá trị thuật của tác phẩm Chinh phụ ngâm:
– Giá trị giá trị bên trong
+ Là tiếng nói căm thù chiến tranh phong kiến vô nghĩa
+ Thể hiện ước mong hạnh phúc lứa đôi
– Giá trị nghệ thuật
+ Thể thơ: Trường Đoạn (Bản chính), Song thất lục bát (Bản dịch)
+ Tính chất hình ảnh, biểu tượng
+ Nghệ thuật miêu tả cảnh vật
+ Bản dịch đã đưa chữ quốc ngữ lên một tầm cao mới, phong phú và nhẹ nhàng
b. Vị trí đoạn trích Chinh phụ ngâm:
Đoạn trích từ câu 193 đến câu 216 của tác phẩm
c. Bố cục tác phẩm Chinh phụ ngâm :
Gồm (2 phần):
– Phần 1 (16 câu đầu): Nỗi cô đơn của nhân vật chính
– Phần 2 (còn lại): Nỗi đau nhớ chồng xa
d. Giá trị nội dung tác phẩm Chinh phụ ngâm: Đoạn trích diễn tả những cung bậc, sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, tủi hờn của người phụ nữ chính khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
e. Đặc điểm nghệ thuật tác phẩm Chinh phụ ngâm:
– Miêu tả tâm lí nhân vật (tả cảnh, độc thoại nội tâm…
– Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, so sánh, điệp ngữ, câu hỏi tu từ…
1. Mẫu soạn bài số 1
Câu 1 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
– Hiên vắng (không gian mênh mông, vắng lặng)
– Trong những đêm cô đơn, buồn hổ, người thiếu phụ chỉ có ngọn đèn vô tri vô giác chia sẻ bao nỗi ưu tư. Nhà thơ tả ngọn đèn leo lét nhưng chính là để tả không gian mênh mang và sự cô đơn trầm lặng của con người.
– Tiếng gà là âm thanh duy nhất trong đêm nhưng nó ngay lập tức bị chìm đi trong cái cô tich của đêm.
– Bóng cây hòe gợi ra thêm cảm giác hoang vắng và đáng sợ mà thôi.
=> Cảnh vật quạnh hiu bởi lòng người đang sầu đau tê tái vì nỗi nhớ mong và sự khát khao hạnh phúc đang tràn ngập trong lòng.
Câu 2 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
– Những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ là những hành động lặp đi lặp lại, ngồi rủ rèm chờ đợi; thức cùng ngọn đèn leo lét trong đêm, hành động gượng gạo, chán chường.
– Trong đoạn trích này, hình ảnh người chinh phụ từng bước thầm lặng ngoài hiên vắng, và đặc biệt là hình ảnh con người ấy một mình ngồi với ngọn đèn trong phòng riêng vắng lặng là những dấu hiệu cực tả nỗi cô đơn trong cảnh lẻ lo của người chinh phụ.
– Từ ngữ trầm buồn : bi thiết, buồn rầu nói chẳng nên lời, đằng đẵng, mối sầu dằng dặc, hương gượng đốt, gương gượng soi, gượng gảy ngón đàn,… Cùng với câu hỏi tu từ : đèn biết chăng?
Câu 3 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Người chinh phụ buồn đau thất vọng, vì:
– Người chinh phụ càng khao khát đoàn tụ, khao khát cuộc sống vợ chồng bao nhiêu lại càng rơi vào tình cảnh tuyệt vọng bấy nhiêu. Đó là bi kịch khiến người chinh phụ đau khổ, bất hạnh.
– Nguyên nhân sâu xa dẫn đến nỗi đau khổ của người chinh phụ chính là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Câu 4 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
– Trong đoạn trích, người chinh phụ hầu như không nói. Vì thế ngôn ngữ của nhân vật chủ yếu là ngôn ngữ nội tâm hoặc là thứ ngôn ngữ kiểu nửa trực tiếp. Dù không trực tiếp bộc lộ tâm trạng của mình qua lời nói nhưng thông qua cảnh vật và sự bối rối trong hành động.
Câu 5 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
– Với thể thơ song thất lục bát, tất cả tiếng lòng sầu thương ai oán của người chinh phụ đã được tấu lên với giọng cao thấp, bổng trầm mà khó có thể thơ nào có thể diễn tả được như thế.
– Ngoài nhạc điệu vốn có của thể thơ song thất lục bát, giọng sầu thương bi thiết còn được tạo nên bởi cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh có giá trị gợi tả nỗi buồn, tình cảnh lẻ loi; các từ láy cùng với biện pháp điệp từ ngữ, lối đối cũng góp một phần không nhỏ vào việc tạo nên giọng điệu sầu bi ấy.
Luyện tập
Câu hỏi (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Các biện pháp nghệ thuật được miêu tả trong đoạn thơ trên:
– Tả ngoại cảnh biểu hiện nội tâm
– Tả nội tâm qua ngoại hình
– Tả nội tâm qua hành động, cử chỉ, điệu bộ HS cần vận dụng các biện pháp nghệ thuật trên một cách linh hoạt. Nếu là tả tâm trạng vui thì tất cả đều phải ngược lại với tả tâm trạng buồn: ngoại cảnh sẽ tươi sáng, sinh động, tràn ngập màu sắc và ánh sáng, ngoại hình cũng như mọi cử chỉ, hành động phải tràn đầy sức sống, nhanh nhẹn, hoạt bát…
2. Mẫu soạn bài số 2
Câu 1 (trang 88 sgk ngữ văn 10 tập 2):
– Ngọn đèn: Trong những đêm đơn lẻ, buồn khổ người thiếu phụ chỉ có ngọn đèn vô tri vô giác chia sẻ ưu tư
– Chim thước: không có tin tức của người nơi biên viễn
– Trong rèm, ngoài rèm: không gian cô quạnh dàn trải mênh mông
– Thời gian: trôi người thiếu phụ rơi vào tuyệt vọng và nỗi buồn mênh mang, cô đơn của con người.
– Tiếng gà: là âm thanh xuất hiện trong cái cô tịch của đêm
– Bóng cây hòe: gợi ra cảm giác hoang vắng, cô quạnh, bóng người sầu tê tái vì mong nhớ, khát khao
→ Nỗi cô đơn, buồn tủi chiếm lấy tâm trí người chinh phụ. Cảnh vật xung quanh dường như tô đậm hơn nỗi sầu kim cổ ấy.
Câu 2 (trang 88 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ:
– Người chinh phụ không lúc nào nguôi ngóng trông chồng, nỗi nhớ, nỗi đau khổ diễn ra mọi nơi, mọi lúc
+ Nỗi nhớ chồng dàn trải theo thời gian và không gian
+ Nhìn cảnh vật phản chiếu sự cô đơn, lẻ loi của bản thân
+ Nỗi cô đơn trùm lên ngoại cảnh, len vào sự vật, khiến nàng thốt lên lời sầu tủi
+ Người chinh phụ khát khao đoàn tụ nhưng lại rơi vào tuyệt vọng, bất hạnh
– Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã chia rẽ tình vợ chồng, gây ra bi kịch cho người chinh phụ
– Người chinh phụ không còn thiết tha với bản thân, mọi hành động chỉ là “gượng” trong đau khổ, buồn tủi.
Câu 3: Người chinh phụ buồn đau thất vọng:
– Lo lắng cho sự an nguy của chồng nơi chiến trận
– Tuổi trẻ trôi qua trong hiu quạnh, hạnh phúc, tình yêu đôi lứa cũng mất theo
– Niềm tin vào cuộc sống mỏng manh, mờ nhạt
Câu 4 (trang 88 sgk ngữ văn 10 tập 2):
– Ngôn ngữ nhân vật, chủ yếu là ngôn ngữ nội tâm, nửa trực tiếp (vừa là nhân vật, vừa của tác giả
– Nhân vật bộc lộ gián tiếp thông qua cảnh vật, sự bối rối trong hành động thấy nhân vật đang buồn da diết, oán trách, than vãn cho hiện thực phũ phàng.
– Tâm trạng người chinh phụ thấy rõ sự thất vọng, tuyệt vọng
Câu 5 (trang 88 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Nhạc điệu thể thơ lục bát:
– Dồi dào, có cái chắc khỏe, réo rắt của thể thơ thất ngôn
– Sự du dương, mềm mại của thể lục bát
– Có thể nhận thấy qua khổ “trời thăm thẳm… tiếng trùng mưa phun”
LUYỆN TẬP
Các biện pháp nghệ thuật được miêu tả trong đoạn thơ trên:
– Tả ngoại cảnh biểu hiện nội tâm
– Tả nội tâm qua ngoại hình
– Tả nội tâm qua hành động, cử chỉ, điệu bộ
Các tình huống thể hiện niềm vui như:
– Được tham dự kì thi học sinh giỏi toàn quốc
– Nhận được sự yêu mến của bạn bè, thầy cô
– Được tặng món quà yêu thích trong dịp sinh nhật
Tình huống thể hiện nỗi buồn:
– Bị điểm kém
– Đánh mất đồ vật yêu quý
– Chia tay người thân, bạn bè thân quý