Giáo dục

Soạn bài Đất nước sách Cánh diều 10 ngắn gọn, đầy đủ nhất

Hướng dẫn Soạn bài Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) ngắn nhất. Với bản soạn văn 12 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.

1. Mẫu soạn bài “Đất nước” 1

Câu 1 (trang 122 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Bố cục: 2 phần
– Phần 1 (từ đầu … Làm nên đất nước muôn đời): Vẻ đẹp của Đất nước được cảm nhận từ những gì gần gũi, bình dị trong cuộc sống hàng ngày
– Phần 2 (còn lại): Tư tưởng đất nước của nhân dân.
* Trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả trong đoạn trích: trình bày cảm nhận về đất nước từ nhiều phương diện khác nhau và lý giải của tác giả về đất nước, tập trung làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”. 

Câu 2 (trang 122 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
– Trong phần 1, tác giả đã cảm nhận về đất nước trên bình diện thời gian, không gian, nguồn cội để cắt nghĩa, lý giải về đất nước.
– Cảm nhận về đất nước trên bình diện thời gian lịch sử:
+ Đất nước đã có từ rất lâu đời: đã có rồi, bắt đầu, lớn lên (các trạng ngữ để phiếm định thời gian, nhấn mạnh đất nước đã có từ xa xưa).
+ Đất nước hình thành từ một cộng đồng người cùng chung ngôn ngữ (cái kèo cái cột thành tên), phong tục, tập quán (ăn trầu, bới tóc sau đầu), truyền thống văn hóa và lịch sử (trồng tre đánh giặc), nếp cảm nếp nghĩ nếp sống (cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn), tập quán kinh tế (hạt gạo phải một nắng hai sương…).
– Cảm nhận về đất nước trên bình diện không gian:
+ Đất nước là không gian sinh tụ, không gian cội nguồn, không gian văn hóa (Đất là nơi chim về/…/Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng).
+ Đất nước trải ra theo chiều dài, chiều rộng kì vĩ: Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc/Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi. + Đất nước thống nhất giữa cái riêng và cái chung, cá nhân và cộng đồng, cụ thể và trừu tượng, vật chất và tinh thần: Trong anh và em hôm nay/…/Đất nước vẹn tròn to lớn.
– Cảm nhận về đất nước trên bình diện văn hóa:
+ Phong tục tập quán: ăn trầu, búi tóc sau đầu,…
+ Truyền thống: đấu tranh dựng nước và giữ nước
+ Những câu chuyện kể từ ngàn đời
– Tác giả định nghĩa đất nước một cách độc đáo, tách hai tiếng Đất và Nước để lý giải rồi lại hợp làm một tạo nên những cách hiểu gần gũi mà sâu sắc.
→ Đất nước hiện lên vừa thiêng liêng, cao cả, diệu kì vừa gần gũi, gắn bó. 

Câu 3 (trang 122 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” được thể hiện:
* Không gian địa lý – Đất nước là những địa danh, những danh lam thắng cảnh ký thú, là cuộc đời, là tâm hồn nhân dân hóa thân mà thành.: núi Bút non Nghiên, hòn Trống Mái, núi Vọng Phu, vịnh Hạ Long, sông Cửu Long, Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm,…
– Địa danh cũng chính là dấu ấn sinh tồn của dân tộc, qua đó Nguyễn Khoa Điềm đã tạo dựng lại được cả diện mạo non sông đất nước
→ Chính những con người này đã làm ra một đất nước nhân hậu, thủy chung, anh hùng bất khuất và giàu truyền thống hiếu học.
* Thời gian lịch sử Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị bình tâm, những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ lại làm nên đất nước:
– Những con người làm nên đất nước chính là những con người góp phần bảo vệ đất nước.
– Họ có vai trò to lớn trong việc đem đến những giá trị tinh thần và vật chất
– Họ là người bảo vệ đất nước, chính những con người vô danh bình dị ấy đã góp xương máu cho đất nước mình
* Nhân dân giữ gìn, lưu truyền và phát triển đất nước từ những yếu tố vật chất đến yếu tố tinh thần:
– Nhân dân sáng tạo ra mọi giá trị văn hóa như: ca dao, dân ca, truyện cỏ tích, thần thoại.
– Trong cả kho tàng ca dao,tác giả chọn 3 câu ca dao để nói về 3 phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc .
→ Nhân dân đã làm nên văn hóa bằng tình cách và tâm hồn mình: say đắm trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa và lao động, kiên trì bền bỉ trong đấu tranh
→ Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là tư tưởng nổi bật của đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mỹ Nguyễn Khoa Điềm khẳng định đất nước đó chính là nhân dân. Nhân dân là cốt lõi của đất nước, nhờ họ mà dân tộc trường tồn. 

Câu 4 (trang 123 SGK ngữ văn 12 tập 1)
Cách sử dụng chất liệu văn học dân gian của tác giả: ca dao, dân ca, truyền thuyết, phong tục, lối sống…
– Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố dân gian:
+ Có khi lấy lại từng phần của câu ca dao: con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc
+ Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
→ Sử dụng ý, hình ảnh, ca dao, truyền thuyết để tạo nên hình tượng mới, vừa gần gũi, vừa mới mẻ

 

2. Mẫu soạn bài “Đất nước” 2

Câu 1 (trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
– Bố cục: 2 phần
+ Phần 1 (từ đầu -> … vọng nói về): đất nước được cảm nhận qua hình ảnh mùa thu xưa và nây.
+ Phần 2 (còn lại): đất nước gian khổ, đau thương nhưng quật cường, chói lọi trong chiến thắng.
– Mối quan hệ giữa các phần: các phần bổ sung cho nhau, thống nhất mổ chủ đề “Cảm xúc về đất nước”.

Câu 2 (trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
* Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ:
– Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: sáng mát trong và gió thổi mùa thu hương cốm mới, đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội. – Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm:
+ Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn với tiết trời chớm lạnh, hình ảnh những phố dài xao xác, hơi may, nắng lá rơi đầy.
+ Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết: người ra đi đầu không ngoảnh lại/ sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải li biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

Câu 3 (trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Mùa thu nay khác rồi ….
Những buổi ngày xưa vọng nói về
– Đoạn thơ nguyên là những mảng của hai bài thơ khác nhau nối lại với sự điều chỉnh và sửa chữa chút ít.
– Mở đầu, nhà thơ gợi lại hình ảnh của một “mùa thu đã xa” với không khí “xao xác” và hình ảnh “người ra đi” lặng lẽ. Nỗi xao xác bâng khuâng là âm điệu chính của câu đầu này.
– Tiếp theo, tác giả bộc lộ niềm vui giao hòa giữa lòng người và vật khi chứng kiến “mùa thu nay” đầy âm điệu háo hức – mùa thu của đất trời giải phóng. Hai chữ “vui nghe” không chỉ diễn tả một trạng thái tình cảm nhất thời mà còn nói rõ cách nghe hay là một cách nhận thức mới của nhà thơ về cuôc đời.
– Từ niềm vui nói trên, đoạn thơ chuyển ý rất tự nhiên nhấn mạnh ý thức sở hữu của cái ta cộng đồng với non nước mình, mặt khác, bộc lộ cảm xúc tự hào và sung sướng của nhà thơ trước vẻ đẹp đắm say của Tổ quốc.
– Phần cuối của đoạn thơ dẫn người đọc vào mạch suy tư về truyền thống anh hùng của đất nước, ở đây xuất hiện một định nghĩa rất thơ và cũng rất Nguyễn Đình Thi về Tổ quốc Việt Nam.

Câu 4 (trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Những ví dụ về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian:
– Mở đầu giống truyện cổ tích “Ngày xửa ngày xưa”.
– Các tích truyện truyền thuyết, cổ tích: Sự tích Trầu Cau: với miếng trầu bây giờ bà ăn Truyền thuyết Thánh Gióng: … khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên: Lạc Long Quân và Âu Cơ…
– Phong tục tập quán:
+ “Tóc mẹ thì bới sau đầu”: phong tục búi tóc thành búi tóc tròn, thấp sau gáy của các bà, các mẹ thời xưa.
+ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”: truyền thống coi trọng tình nghĩa vợ chồng.
+ Thói quen đặt tên con cái theo các vật dụng cho dễ nuôi: Cái kèo cái cột thành tên.
Tác giả đem đến một cái nhìn mới mẻ về Đất Nước. Chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ. Quen thuộc vì những hình ảnh, chi tiết được sử dụng đều rất gần gũi trong cuộc sống hàng ngày. Còn mới lạ vì trong văn học chưa có ai nói về Đất Nước bằng cách khai thác chất liệu văn hóa dân gian này.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button