Giáo dục

Nội dung nào dưới đây thể hiện tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình phát triển vì nó đưa nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa – xã hội của đất nước lên trình độ mới. Vậy nội dung nào dưới đây thể hiện tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?

1. Như thế nào là công nghiệp hóa, hiện đại hóa ?

Công nghiệp hóa được hiểu đơn giản là một quá trình chuyển đổi hầu hết các hoạt động sản xuất bằng sức lao động truyền thống, thủ công sang sử dụng rộng rãi sức lao động phổ thông dựa trên cơ sở là sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp cơ khí.

Hiện đại hóa là việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại, những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến ứng dụng vào quá trình sản xuất và quản lý kinh tế xã hội. Đó là việc từ sử dụng sức lao động thủ công của con người sang sử dụng sức lao động phổ thông được ứng dụng những trang thiết bị công nghệ hiện đại.

Công nghiệp hóa hiện đại hóa được hiểu là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế – xã hội, chuyển từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng lao động đã qua đào tạo trên cơ sở phát triển khoa học công nghệ, góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội.

Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa được xem là một quy luật kinh tế phổ biến và mang tính tất yếu khách quan. 

2. Câu hỏi về nội dung thể hiện tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?

Câu hỏi  về nội dung nào dưới đây thể hiện tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta ?

A. Do yêu cầu phải phát triển đất nước

B. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác

C. Do yêu cầu phải xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả

D. Do yêu cầu phải xây dựng nền kinh tế tri thức

Đáp án: Đáp án đúng cho câu hỏi nội dung nào dưới đây thể hiện tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là đáp án: B. Một trong tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật – công nghệ giữa nước ta so với các nước khác.Lý giải việc chọn đáp án B là đáp án đúng do:

– Nước ta bước vào công nghiệp hóa với điểm xuất phát thấp, muốn nhanh chóng thu hẹp khoảng cách lạc hậu với các nước đi trước, khi tiến hành công nghiệp hóa đòi hỏi phải phát triển theo mô hình công nghiệp hóa rút ngắn về thời gian, do đó phải gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa. Hay nói cách khác, do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu của nước ta so với các nước khác tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

– Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thể hiện:

+ Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là con đường vững chắc để Việt Nam xây dựng hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đây là một tiến trình lâu dài và là quy luật mang tính tất yếu của của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

+ Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật – công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới. 

Việt Nam là một đất nước đang phát triển với nhiều thành tựu nổi bật. Thực hiện rút ngắn khoảng cách tụt hậu giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới là một trong những yêu cầu mang tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa.

+ Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần đưa Việt Nam phát triển nhanh chóng, tiến tới thu hẹp khoảng cách tụt hậu so với thế giới về kinh tế, khoa học – công nghệ, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác. Đó là cơ hội để nước ta hội nhập sâu rộng, chuyển giao công nghệ, tiếp biến văn hóa với các dân tộc, quốc gia.

Như vậy, đáp án đúng cho câu hỏi nội dung nào dưới đây thể hiện tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là đáp án B. một trong tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật – công nghệ giữa nước ta so với các nước khác.

3. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hóa  

Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1986 : Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới

Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, bắt đầu được hình thành từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960), với nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ở miền Bắc nước ta, là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Chủ trương chính của thời kỳ này là: “Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại”.

Đặc trưng chủ yếu của thời kỳ này là tiến hành công nghiệp hóa, trên cơ sở phát triển công nghiệp nặng, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp với nông nghiệp; phát triển chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai, nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, và Nhà nước cùng doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ lực, trong việc thực hiện công nghiệp hóa đất nước.

Giai đoạn từ 1986 đến nay:  Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (Năm 1986): Tại Đại hội VI, sau khi đúc kết những kinh nghiệm của một số nền kinh tế trên thế giới, chúng ta đã đề ra và thực hiện từng bước việc đổi mới các chính sách kinh tế trên cơ sở đổi mới tư duy kinh tế và tổng kết các thử nghiệm trong thực tế. Có thể coi giai đoạn 1986-1990 là giai đoạn “khởi động” cho một sự phát triển kinh tế mạnh mẽ sau này. Đại hội đã thông qua đường lối đổi mới toàn diện và xác định: “Mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế – xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo”.

Đại hội VII cũng đã có những bước đột phá mới về công nghiệp hóa. Lần đầu tiên, phạm trù “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (CNH, HĐH) được xác định chính thức trong Văn kiện của Đảng. Trong điều kiện phát triển mới, CNH ở nước ta phải gắn liền với hiện đại hóa, bởi lẽ: trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, nếu nước ta không tiến hành công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa sẽ tụt hậu ngày càng xa hơn so với trình độ phát triển chung của thế giới.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (Năm 2006): Đại hội X cũng đã tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới trong tư duy về công nghiệp hóa, đó là: Con đường công nghiệp hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. Đây là yêu cầu cấp thiết của nước ta nhằm sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Một nước đi sau có điều kiện tận dụng những kinh nghiệm kỹ thuật, công nghệ và thành quả của các nước đi trước, tận dụng xu thế của thời đại qua hội nhập quốc tế để rút ngắn thời gian.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (Năm 2016): Đại hội XII đã kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI; tổng kết, nhìn lại 30 năm đổi mới để rút ra những bài học kinh nghiệm cho thời gian phát triển tới.

Đại hội cũng đã chỉ rõ việc đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện, dẫn đến một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội chưa đạt được theo kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được. Đại hội cũng đã thông qua mục tiêu tổng quát của giai đoạn 2016-2020, đó là: “Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại… chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”.

Tháng 3 năm 2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 23-NQ/TW có chuyên đề về chính sách phát triển công nghiệp quốc gia, với nội dung cụ thể “Định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết đưa ra, đó là: “Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 03 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại”.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Nội dung nào dưới đây thể hiện tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta? mà Công ty Trường Cao Đẳng Kiên Giang muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Trường Cao Đẳng Kiên Giang xin trân trọng cảm ơn!  

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button