Giáo dục

Nguyên nhân sâu xa, trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) là?

Khi nghe đến chiến tranh thế giới thứ nhất, chắc hẳn ai cũng phần nào hiểu được những hậu quả nghiêm trọng mà nó đem lại cho nhân loại. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bùng nổ thế chiến thứ nhất, hãy cùng Trường Cao Đẳng Kiên Giang đi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất

1.1. Nguyên nhân sâu xa:

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa đã làm thay đổi căn bản mối quan hệ giữa các nước đế quốc chủ nghĩa. Bên cạnh các đế quốc “già” như Anh, Pháp có hệ thống thuộc địa rộng lớn, còn các đế quốc “trẻ” như Mỹ, Đức, Nhật tuy phát triển về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa.

Trong cuộc chiến tranh giành thuộc địa, đế quốc Đức là hung hãn nhất vì đây là nước có nền kinh tế và quân sự hùng mạnh nhưng lại rất ít thuộc địa. Thái độ của Đức đã làm căng thẳng mối quan hệ quốc tế châu Âu, đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc. Cụ thể, từ những năm 1880, giới cầm quyền Đức đã xây dựng kế hoạch chiến tranh nhằm chiếm hầu hết lãnh thổ chấu Âu, mở rộng sang các nước thuộc địa của Anh và Pháp ở châu Phi và châu Á. Đến năm 2882, Đức, Áo – Hung và Ý thành lập một liên minh ba bên (được gọi là nhóm Liên minh). Ý rời Liên minh sau đó vào năm 1915 và chống lại đế quốc Đức để ủng hộ đồng minh (Anh, Pháp, Nga). Nhóm hiệp ước do người Anh đứng đầu là những người theo chủ nghĩa đế quốc, trực tiếp chống Đức. Ba nước Anh, Pháp, Nga tuy có tranh chấp thuộc địa nhưng vẫn phải nhượng bộ nhau để ký kết các hiệp ước song phương: Pháp – Nga (1980), Anh – Pháp (1904), Anh – Nga (1907), thành lập phe Hiệp ước.

Do đó, vào đầu thế kỷ XX, hai khối quân sự đối lập đã được hình thành ở châu Âu, Liên minh và Hiệp ước. Cả hai khối đều nuôi mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ, thuộc địa của nhau, tăng cường tranh giành nguồn cung cấp. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc do vấn đề thuộc địa, đặc biệt là đế quốc Anh và đế quốc Đức. 

1.2. Nguyên nhân trực tiếp:

Ngày 28/06/1914, một người Xecbi đã sát hại thái tử Áo – Hungary ở Boxnia. Quân phiệt Đức và Áo nhân cơ hội gây chiến. Dù nhận được nhiều lời khuyên không nên đến dây nhưng thái tử vẫn muốn đến và bị người của tổ chức Bàn Tay Đen sát hại. Sự kiện này đã gây chấn động thế giới vào thời điểm đó. Và đây là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến tranh bùng nổ. Tuy nhiên, đây thực chất chỉ là “giọt nước tràn ly”, chỉ là cái cớ để các bên chính thức tuyên chiến sau một thời gian dài chuẩn bị tài khí cho chiến tranh. Chiến tranh nổ ra do sự xung đột của các nước chấu Âu và đã chín muồi, các bên đối địch từ lâu đã mâu thuẫn đối kháng và muốn tiêu diệt lẫn nhau bằng quân sự để phân chia thế giới.

2. Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất

Sau thời gian căng thẳng, chiến đấu giữa hai phe Liên minh và Hiệp ước, cuối cùng phe Liên minh đã thất bại, gây nên những hâu quả nghiêm trọng, những thiệt hại vô cùng nặng nề cho các nước tham gia, có thể kể đến như: Thảm họa cho nhân loại với hơn 10 triệu người hi sinh, 20 triệu người bị thương; Nhiều địa danh bị phá hủy, thành phố, làng mạc bị tàn phá gây thiệt hại nhiều tỷ đô la; Bản đồ thế giới bị phân chia lại, các nước thắng trận thu lợi lớn; Nhiều nước châu Âu đã trở thành con nợ của Mỹ; Cuộc chiến không thực sự giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước đế quốc mà còn khiển mâu thuẫn đó dâng trào một cao; Cách mạng vô sản dẫn đến cao trào, nhân dân lao động ở nhiều thuộc địa thức tỉnh và nhận thức được việc đấu tranh; Các nước châu Âu bị tụt hậu, mất đi vai trò đang đảm đương trong 300 năm qua chuyển dần sang Bắc Mỹ.

Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất và trật tự sau chiến tranh thế giới thứ nhất như sau: Ba nước Anh, Pháp, Mỹ mở rộng thêm nhiều thuộc địa trong khi Đức mất hết các thuộc địa; Từ chính trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất này, Cách mạng Nga  đã phát triển mạnh mẽ và dẫn đến thành công. Như vậy, hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên là cực kỳ to lớn. 

Xem thêm: Phân biệt chủng tộc là gi? Nguyên nhân của phân biệt chủng tộc?

3. Bài học rút ra từ chiến tranh thế giới thứ nhất

Cuộc chiến thế giới thứ nhất đã để lại những bài học lịch sử mà toàn nhân loại phải ghi nhớ, chúng vẫn luôn còn nguyên giá trị:

Chủ nghĩa ích kỷ và tham vọng ở phạm vi quốc tế hay quốc gia đều sẽ dẫn đến những xung đột đối kháng, ngấm ngầm, khi chiến tranh nổ ra thì đều gây nên những hậu quả và thiệt hại nặng nề cho các nước tham gia;

Tốc độ tàn phá của chiến tranh là vô cùng khủng khiếp mà không ai có thể dự tính trước hết được các hậu quả của nó, đặc biệt trong điều kiện các mối quan hệ chặt chẽ cũng như sự phát triển của kinh tế, cồng nghiệp cao;

Yếu tố lợi ích quốc gia là yếu tố cực kỳ quan trọng, luôn song hành và đi cùng với quyền lợi chính đáng của đất nước đó. Nếu các quốc gia không tôn trọng, bình đẳng lẫn nhau thì tình hình quốc tế không ổn định được;

Mâu thuẫn trong phạm vi quốc tế hay quốc gia cần được giải quyết kịp thời trong hòa bình, tránh gây những xung đột với các sự kiện trực tiếp. Một đất nước bị dồn vào chân tường khi lợi ích đang bị xâm hại nghiêm trọng sẽ gây ảnh hưởng đến hòa bình thế giới.

4. Ảnh hưởng của Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã không bỏ qua Việt Nam. Pháp đã sử dụng nguồn nhân lực và tài chính của Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động quân sự của mình. Nông dân Việt Nam đã được đưa đến chấu Âu – 50 nghìn người phục vụ trong quân đội, 50 nghìn người làm việc tróng các nhà máy xí nghiệp. Để phục vụ nhu cầu chiến tranh, thực dân Pháp cũng đã chuyển 367 triệu franc từ Đông Dương về dưới hình thức cho vay.

Không chỉ có vậy, 100 nghìn người Việt Nam ở chấu Âu, trong những năm 1914-1918 đã làm quen với những ý tưởng xã hội chủ nghĩa tiên tiến. Trong những năm này, Hồ Chí Minh – người đang tìm kiếm con đường cứu nước – sống ở châu Âu và gặp gỡ các nhà xã hội Pháp, cùng họ tham gia vào việc sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. 

Trái ngược với sự khẳng định của một số tác giả Pháp cho rằng phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam trầm lắng trong thời kỳ này, năm 1916, cuộc nổi dậy của nông dân lan rộng đến 13 trong số 20 tỉnh Nam Kỳ. Vào tháng 8/1917, binh sĩ bản địa nổi dậy ở tỉnh Thái Nguyên, một phần của tỉnh đã nằm dưới sự kiểm soát của họ cho đến tháng 01/1918.

Kết quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã được quyết định trong Hội nghị quốc tế ở Versailles. Trong quá trình chuẩn bị, phái đoàn Mỹ đã đưa ra ý trao quyền cho các dân tộc thuộc địa, được Hồ Chí Minh khi đó ở Pháp ủng hộ. Ông đã gửi tới các đại biểu tham dự bản yêu sách của nhân dân Việt Nam dành độc lập. Nhưng các cường quốc cũ, Pháp và Anh đã không cho phép việc đề cập đến giải thoát các thuộc địa xuất hiện trong các tài liệu của Hội nghị.

Hy vọng việc giải phóng dân tộc được đặt vào nước Nga Xô viết, đã sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ. Con đường của những người cách mạng chân chính đi qua Moskva, nơi mà Hồ Chí Minh đã đến vào năm 1923. Sau khi kết thúc thế chiến thứ nhất, những người Việt Nam khác tụ tập tại đó, mơ ước về nền độc lập của đất nước. Ra ngoài dự định của mình, các cường quốc đế quốc – khởi xướng cuộc chiến tranh thế giới – đã đưa ra những người bị áp bức vào con đường giải phóng dân tộc xã hội.

Trên đây là toàn bộ bài phân tích về chủ đề Nguyên nhân sâu xa, trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) mà Trường Cao Đẳng Kiên Giang muốn gửi đến quý khách hàng. Ngoài ra, quý khách có thể tham khảo thêm bài viết về chủ đề Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam là gì? Lịch sử lớp 8 của Trường Cao Đẳng Kiên Giang. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư Nguyễn Thị Phương qua số điện thoại 0985465912 hoặc qua email: [email protected] hoặc qua hotline: 19006162 để được hỗ trợ và báo giá chi tiết. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách. Trân trọng./.

 

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button