Giáo dục

Lựa chọn xây dựng và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh THCS

Chuyên đề tư vấn tâm lý là những vấn đề liên quan đến đời sống tâm lý học sinh được giáo viên xây dựng, lựa chọn có hệ thống để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, thảo luận, thực hành từ đó giúp học sinh nâng cao hiểu biết về vấn đề đó. Lựa chọn xây dựng và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh THCS như thế nào sẽ được Trường Cao Đẳng Kiên Giang giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh Trung học cơ sở là gì?

Tư vấn (có tên tiếng anh là Consulting): Là hình thức mà một người có chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó sẽ giảng giải, cắt nghĩa hay đưa ra lời khuyên cho bạn trong một vấn đề hay một khía cạnh của cuộc sống. Tư vấn thường mang tính chất quan hệ một chiều, ví dụ như: Tư vấn bảo hiểm, tư vấn pháp luật và cả tư vấn tâm lý… Về cơ bản người tư vấn không có quyền quyết định sự việc hay các vấn đề. Tuy nhiên, người tư vấn được xem giống như người dẫn dắt và chỉ đường khi bạn đang gặp khó khăn. Vì vậy, nếu ban gặp được một nhà tư vấn tốt, có đầy đủ kỹ năng và năng lực để giúp ích thì điều đó có thể tốt, tuy nhiên ngược lại nếu bạn gặp phải một nhà tư vấn thiếu chuyên nghiệp thì vấn đề của bạn có thể sẽ càng bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

Tư vấn tâm lý là một hoạt động mà nhà chuyên môn sẽ đóng góp ý kiến, cho lời khuyên của mình đến người bệnh (người có vấn đề về tâm lý) dựa trên những hiểu biết, kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu để giúp họ giải quyết vấn đề của mình. Mặc dù nhà tư vấn tâm lý không được quyền quyết định nhưng vẫn đóng vai trò chủ động, tích cực còn thân chủ thì thụ động nghe theo sự khuyên bảo của nhà tư vấn. Hoạt động này chỉ là hoạt động một chiều mà chiều tác động chủ yếu là phía nhà tư vấn tâm lý. Chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn thậm chí chỉ cần một buổi gặp gỡ, trao đổi với nhau.

Tư vấn tâm lý cho học sinh trung học cơ sở cũng giống với hình thức tư vấn tâm lý bình thường, tuy nhiên phạm vi hoạt động sẽ được thu hẹp lại trong trường học là Trường Trung học cơ sở. Đây là một hoạt động hữu ích dựa trên các cơ sở lý thuyết để có thể giúp cho học sinh có định hướng đúng đắn hơn về những vấn đề riêng tư, xã hội hoặc giúp xác định cụ thể về nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. Hoạt động này không chỉ hỗ trợ tốt cho tâm lý của học sinh mà còn giúp ích rất nhiều cho giáo viên, cán bộ nhà trường, phụ huynh học sinh nhằm nâng cao khả năng tự giải quyết các vấn đề có liên quan đến học đường cũng như các mối quan hệ giữa họ với học sinh. Hiện nay, ngoài việc giúp cho các học viên có được định hướng tốt thì tư vấn học đường còn mở rộng thêm nhiều khía cạnh khác nhau. Thông qua các buổi tư vấn học đường, học viên có thể biết thêm nhiều kỹ năng như bệnh vực, biện hộ, định hướng tương lai, cải thiện tốt việc học tập, nâng cao thành tích cá nhân,…

Chuyên đề tư vấn tâm lý là những vấn đề liên quan đến đời sống tâm lý học sinh được giáo viên xây dựng, lựa chọn có hệ thống để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, thảo luận, thực hành từ đó giúp học sinh nâng cao hiểu biết về vấn đề đó. Đồng thời, có khả năng vận dụng những kiến thức đã tìm hiểu vào hoạt động học tập, quan hệ giao tiếp và phát triển các phẩm chất, năng lực cốt lõi để có sự khoẻ mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội.

2. Tầm quan trọng của việc tư vấn tâm lý cho học sinh Trung học cơ sở

Đứng trước thực trạng căng thẳng của tâm lý học đường thì giải pháp tốt và hữu hiệu nhất đối với tình trạng này đó chính là tăng cường hoạt động tư vấn tâm lý học đường, đặc biệt là các giai đoạn trẻ đang dậy thì, tâm lý và thể chất có những thay đổi:

– Quá trình tư vấn tâm lý cho học sinh không chỉ giúp các em giải quyết được những vấn đề đang gặp phải mà còn hỗ trợ cải thiện tốt các mối quan hệ với những người thân trong gia đình, giữa học trò với thầy cô, giữa bạn bè với nhau,… Phương pháp này sẽ giúp cho các em học sinh tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình học tập cũng như cuộc sống. Các em sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, giảm bớt các căng thẳng, mệt mỏi, áp lực để giúp cho việc học tập hiệu quả hơn, cuộc sống cũng được cân bằng và vui vẻ.

– Việc có thể áp dụng tư vấn học đường từ sớm sẽ giúp xử lý được các nguy cơ tiềm ẩn có thể khởi phát ở trẻ em như chán học, bỏ học, đánh nhau, các hành vi vi phạm pháp luật, tự hủy hoại bản thân, sa ngã vào các tệ nạn xã hội,…

– Nhà trường cần phải chú ý quan tâm và bố trí giáo viên hoặc các chuyên gia/ bác sĩ tâm lý để đảm nhiệm vai trò này. Các giáo viên, chuyên gia có nhiệm vụ hướng dẫn, tư vấn tâm lý và chia sẻ, theo dõi về diễn biến tâm lý của học sinh để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường và đề ra phương pháp tư vấn, xử lý vấn đề tốt nhất.

– Công tác tư vấn tâm lý học đường cho các bạn học sinh sẽ giúp hạn chế các vấn đề tiêu cực trong học đường cũng như giúp cho đời sống của học sinh được thoải mái và hạnh phúc hơn.

3. Quy trình xây dựng, lựa chọn và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh Trung học cơ sở

Để lựa chọn chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh cần dựa vào những căn cứ vào:

– Căn cứ vào đặc điểm và đặc trưng tâm lí của học sinh theo giới tính, vùng miền và khu vực khác nhau.

– Căn cứ vào nhu cầu và mong đợi của học sinh, giáo viên và nhà trường.

– Căn cứ vào những khó khăn của học sinh ở những lĩnh vực khác nhau.

Quy trình xây dựng, lựa chọn và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh Trung học cơ sở là các công việc tuần tự được giáo viên chủ động tiến hành để: 

Xây dựng danh sách chuyên đề;

Lựa chọn chuyên đề;

Tổ chức thực hiện;

Đánh giá thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh nhằm giúp học sinh nâng cao hiểu biết về chuyên đề đó, cũng như vận dụng kiến thức đã tìm hiểu để phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề trong học tập và cuộc sống, kĩ năng xã hội, làm chủ bản thân, có đời sống tinh thần khỏe mạnh và hạnh phúc. Việc xây dựng, lựa chọn, thực hiện một chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh thường gồm 4 bước cơ bản sau:

Bước 1. Xây dựng các chuyên đề

Trước khi lựa chọn thực hiện một chuyên đề tư vấn tâm lí phù hợp với học sinh, giáo viên cần xây dựng một danh sách các chuyên đề có liên quan để có thể tiến hành trong hoạt động dạy học và giáo dục. Công việc này cần được thực hiện thông qua việc khảo sát nhu cầu từ phía học sinh. Khảo sát nhu cầu là quá trình thu thập thông tin một cách có hệ thống về mong muốn, vấn đề nổi cộm của học sinh để định hướng lựa chọn vấn đề cần xây dựng chuyên đề tư vấn tâm lí nhằm nâng cao hiểu biết và năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Có nhiều cách khác nhau để giáo viên tìm ra nhu cầu cũng như những vấn đề đang tồn tại trong suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của học sinh mà các em chưa biết cách giải quyết, gồm: Phương pháp chính thức và phương pháp không chính thức hoặc qua thống kê số lượng học sinh vi phạm nội quy, kỉ luật của nhà trường…Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng nên giáo viên cần cân nhắc điều kiện phối hợp các phương pháp trên để có kết quả đánh giá nhu cầu phù hợp nhất.

Bước 2. Lựa chọn chuyên đề tư vấn tâm lí

Sau khi khảo sát nhu cầu, trên cơ sở danh sách chuyên đề được đề xuất, giáo viên lựa chọn một chuyên đề cụ thể để thiết kế, với các công việc cụ thể sau:

Công việc 1: Xác định mục đích thiết kế chuyên đề tư vấn tâm lí;

Công việc 2: Đánh giá đầu vào;

Công việc 3: Phân tích kết quả và xây dựng kế hoạch;

Công việc 4: Thiết kế chuyên đề.

Bước 3. Tổ chức thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí

Là quá trình giáo viên thực hiện các công việc được xác định ở bước 2 vào thực tiễn học đường. Khi tổ chức chuyên đề tư vấn tâm lí, giáo viên cần quan sát, theo dõi và đánh giá mức độ tham gia của học sinh, thái độ và phản hồi của các em để điều chỉnh cho phù hợp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí

Một chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh không nên xây dựng chỉ để cho một thời điểm và chỉ dùng một lần mà nên được tiếp tục sử dụng cho những năm học/khối lớp tiếp theo nếu học sinh có nhu cầu. Vì thế việc đánh giá hiệu quả của chuyên đề là cần thiết. 

Bạn có thể tham khảo bài viết sau: Sách Chuyên đề học và làm theo Bác năm 2021 và giai đoạn 2021-2026: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường tại trang thông tin của Trường Cao Đẳng Kiên Giang

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7. Gọi số 1900.6162 hoặc gửi email chi tiết tại: Tư vấn pháp luật qua Email [email protected]

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button