Giáo dục

Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn gồm nội dung chính nào?

Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn gồm những nội dung chính nào? Đây là một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Chúng tôi sẽ tiến hành giải đáp thông qua nội dung dưới đây:

1. Tổ chuyên môn là gì?

Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành bộ máy của nhà trường. Các tổ chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các bộ phận và đoàn thể trong việc thực hiện nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụ khác trong chiến lược phát triển nhà trường, chương trình giáo dục, các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục để đưa nhà trường đạt được các mục tiêu đã đề ra. 

Tổ chuyên môn trường Tiểu học được quy định rõ tại điều 14, Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau:

– Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên theo khối lớp hoặc môn học, nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, công nghệ thông tin, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, tham vấn học đường. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên; tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có tổ phó.

– Tổ chuyên môn sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chuyên môn trên tinh thần xây dựng môi trường thân thiện, tích cực, tự học để nâng cao trình độ và phát triển năng lực chuyên môn.

Tổ chuyên môn trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học cụ thể thì chúng ta Căn cứ vào điều 14 của Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT – BGDĐT thì tổ chuyên môn được quy định như sau:

– Cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của nhà trường được tổ chức thành các tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có tổ phó. Tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng.

– Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 1 lần trong 2 tuần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc khi hiệu trưởng yêu cầu. Tổ chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn.

Tổ chuyên môn có chức năng giúp đỡ hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học, cùng với đó là việc trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo quy định. Nói cách khác, tổ chuyên môn chính là đầu mối để Hiệu trưởng có thể quản lý nhiều mặt của nhà trường, tuy nhiên chính yếu vẫn là hoạt động chuyên môn – hoạt động dạy học trong nhà trường.

 

2. Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn gồm những nội dung chính nào?

Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn bao gồm như sau:

– Đặc điểm tình hình về đội ngũ giáo viên, số lượng học sinh, phòng học bộ môn

– Kế hoạch dạy học gồm phân phối chương trình, kiểm tra định kỳ

– Nội dung khác

Trong đó thì phần ké hoạch dạy học gồm phân phối chương trình, kiểm tra định kỳ là quan trọng nhất. 

Giáo viên có vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục môn học, theo đó thì giáo viên tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến cho việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn; giáo viên là người trực tiếp thực hiện các kế hoạch của tổ sau khi đã được ban giám hiệu phê.

 

3. Xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục. 

Kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục

– Kế hoạch dạy học là một văn bản thiết kế và hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy một môn học hay một bài học, bao gồm các nội dung như xác định mục tiêu giảng dạy, dự kiến các nguồn học tập, thiết kế các hoạt động giảng dạy, học tập, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động dạy- học. 

– Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục là một bản thiết kế và hướng dẫn cụ thể việc tổ chức, thực hiện hoạt động giáo dục trong 01 năm, một tháng, một học kỳ hay một hoạt động giáo dục theo một chủ thể cụ thể

– Nội dung của một bản kế hoạt tổ chức hoạt động giáo dục thì bao gồm: Xác định mục tiêu giáo dục, các nội dung/hoạt động/nguồn lực giáo dục; thời gian thực hiện; dự kiến kết quả đạt được và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của một hoạt động giáo dục

Các bước xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, chương trình, sách giáo khoa hiện hành và cac điều kiện xây dựng kế hoạch. 

Đối với việc xây dựng kế hoạch dạy học thì cần nghiên cứu nhiệm vụ trọng tâm của năm học theo chỉ đạo của bộ Giáo dục và đào tạo, sở Giáo dục và đào tạo; khung kế hoạch năm học; chuẩn kiến thức, kĩ năng, chương trình của môn học; các nội dung giảng dạy có thể tích hợp vào môn học, bài học, khả năng dạy học phân há trong các đối tượng học sinh khác nhau; có sở vật chất hiện có của nhà trường; điều kiện kinh tế- xã hội của địa phương

Đối với việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cần nghiên cứu nhiệm vụ trọng tâm của năm học; khung kế hoạch năm học; nhiệm vụ tổ chức hoạt động giáo dục của từng tháng, từng học kỳ, cả năm học ở các khối lớp, đặc điểm nhận thức của học sinh, cơ sở vật chất hiện có của nhà trường

Bước 2: Xác định những phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù cần hình thành và phát triển ở học sinh qua từng nội dung học và giáo dục

Mỗi môn học, mỗi hoạt động giáo dục đều có thể góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh vì vậy khi xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cần xác định rõ những phẩm chất, năng lực cần kình thành, phát triển qua từng tiết dạy, bài dạy, từng chương, toàn bô môn học, qua các hoạt động giáo dục từng phần, từng tháng, từng học kỳ, của năm học. 

Bước 3: Xác định các hoạt động học tập, hoạt động tự giáo dục của học sinh

Phẩm chất, năng lực của học sinh được hình thành, phát triển trong hoạt động và bằng hoạt động của chính mình. Đối với học sinh , phẩm chất năng lực được hình thành thông qua việc tiếp nhận tri thức, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào các tình huống thực tiễn với mức độ khác nhau. 

Bước 4: Triển khai xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

– Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành, sắp xếp lại nội dung dạy học, các hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành phẩm chất, năng lực học sinh

– Tổ chức cho giáo viên xây dựng kế hoạch, dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh

Bước 5: Triển khai thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục đã được xây dựng theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Sau khi có kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh các trường có thể tổ chức thực hiện thí điểm ở một lớp với một chương hoặc một chủ đề nào đó. 

Bước 6: Tổ chức đánh giá hoạt động học tập, hoạt động giáo dục của học sinh theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Đánh giá kết quả học tập, giáo dục học sinh theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực nhằm xác định được mức độ phát triển học sinh trong từng giai đoạn đồng thời góp phần hướng dẫn, điều chỉnh cách dạy học

Trên đây là toàn bộ những nội dung mà chúng tôi muốn thảo luận, cung cấp cho các bạn có liên quan đến kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp ích được cho mọi người. Nếu các bạn có những câu hỏi thắc mắc hay những vấn đề khác có liên quan thì có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số điện thoại của tổng đài 19006162 để được tư vấn hướng dẫn cụ thể. 

 

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button