Giáo viên nghỉ hưu trước tuổi hưởng chế độ năm 2023 như thế nào?

Hiện nay, Nhà nước Việt Nam đang áp dụng chính sách tinh giản biên chế dẫn đến thực tiễn nhiều nghịch lý như: vừa thừa vừa thiếu giáo viên, tăng tuổi nghỉ hưu nhưng lại khuyến khích nghỉ hưu sớm, … Vậy giáo viên nghỉ hưu trước tuổi hưởng chế độ năm 2023 như thế nào? Trường Cao Đẳng Kiên Giang sẽ giải đáp thắc mắc này của quý khách thông qua bài tư vấn dưới đây:
1. Tuổi nghỉ hưu của giáo viên được quy định như thế nào?
Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 thì tuổi nghỉ hưu của người lao động nói chung và tuổi nghỉ hưu của giáo viên được quy định cụ thể tại Điều 169 như sau:
– Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
– Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bên cạnh đó, còn có những trường hợp giáo viên nghỉ hưu theo chế độ tinh giảm biên chế. Cụ thể, theo Điều 2 Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế thì các trường hợp thuộc diện tinh giản biên chế được quy định gồm có:
– Đối tượng là cán bộ, là công chức làm việc từ Trung ương đến cấp nhỏ nhất là cấp xã.
– Viên chức thuộc khối đơn vị sự nghiệp công lập như giáo viên, nhân viên văn phòng đăng ký đất đai…
– Đối tượng công tác theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn của một số công việc cụ thể trong khối cơ quan đơn vị sự nghiệp, hành chính nhà nước được quy định trong Nghị định 68/2000/NĐ-CP.
– Các đối tượng làm việc có chức vụ trong các doanh nghiệp Nhà nước như chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, kiểm soát viên, Kế toán trưởng.
– Cán bộ, công chức làm người đại diện theo ủy quyền tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đó.
– Đối tượng thuộc biên chế Nhà nước làm việc tại các hội.
Như vậy theo quy định tại Điều 2 Nghi định 108/2014/NĐ-CP thì giáo viên thuộc đối tượng, chính sách tinh giảm biên chế của Nhà nước, Nhà nước khuyến khích việc giáo viên về hưu trước tuổi để giảm thiểu được ngân sách cho nhà nước cũng như cho lớp trẻ tài năng, khả năng tiếp nhận cái mới tốt hơn có cơ hội được thi tuyển, hay xét tuyển vào khối hành chính sự nghiệp giáo dục này.
2. Giáo viên nghỉ hưu trước tuổi có được hưởng chế độ hưu trí không?
Căn cứ theo Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019 thì giáo viên có thể về hưu trước tuổi và được hưởng chế độ hưu trí nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
– Nghỉ hưu trước tuổi (về hưu ở tuổi thấp hơn) nếu giáo viên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 01/01/2021. Có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi quy định nêu trên.
– Trường hợp giáo viên bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81% được về hưu khi đủ 55 tuổi 06 tháng với nam và 50 tuổi 08 tháng với nữ.
– Trường hợp giáo viên bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, tuổi nghỉ hưu được tính là đủ 50 tuổi 06 tháng với nam, 45 tuổi 08 tháng với nữ.
Giáo viên đủ tuổi theo quy định trên, có đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội trở lên sẽ được xét nghỉ hưu và hưởng lương hưu (điều kiện về hưu quy định khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014). Trong 20 năm đó thì phải đảm bảo có thời gian 15 năm trở lên làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc, hay nguy hiểm đã được Bộ lao động – Thương binh và Xã hội cũng như Bộ y tế ban hành chi tiết. Hoặc điều kiện khác đặt ra đó là người lao động đó làm việc tại nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7.
Như vậy, người lao động nói chung, cụ thể là giáo viên thì tùy trường hợp cụ thể mà điều kiện nghỉ hưu sẽ khác nhau. Trong đó có trường hợp được nghỉ hưu sớm hơn bình thường (nghỉ sớm hơn 05 tuổi so với quy định).
3. Nghỉ hưu trước tuổi thì giáo viên được hưởng những quyền lợi gì?
Theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 113/2018/NĐ-CP và Nghị định 143/2020/NĐ-CP thì cán bộ công chức viên chức, bao gồm cả giáo viên bị tinh giản biên chế dẫn đến tình trạng nghỉ hưu sẽ được hưởng các chế độ sau:
Đối với người về hưu trước tuổi:
– Được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
– Được trợ cấp 5 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
– Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội, kể từ năm thứ 21 trở đi…
Đối với người chuyển sang làm việc tại tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách:
– Được trợ cấp 3 tháng lương hiện hưởng;
– Được trợ cấp 1/2 tháng lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, giáo viên thôi việc do tinh giản biên chế có thể được về hưu trước tuổi và được hưởng các chính sách theo quy định nêu trên.
4. Mức hưởng lương hưu hàng tháng khi giáo viên nghỉ hưu trước tuổi là bao nhiêu?
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì công thức chung để tính mức hưởng lương hưu của mọi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có giáo viên được quy định như sau:
Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/ thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được xác định trên quy định tại các Điều 55 và Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Theo đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:
– Đối với lao động nam: Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi: Đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì được hưởng 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.
– Đối với lao động nữ: Đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì được hưởng 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%. Với trường hợp giáo viên nghỉ hưu sớm, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỉ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
Ví dụ: Một giáo viên nữ bậc tiểu học tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2000, có ý định nghỉ hưu sớm 01 năm so với tuổi quy định. Tính đến thời điểm có ý định nghỉ hưu, tổng thời gian đóng giáo viên này tham gia bảo hiểm xã hội là 25 năm. Tại trường hợp này, căn cứ vào Luật bảo hiểm xã hội thì tỷ lệ hưởng lương hưu của giáo viên như sau:
– Với 15 năm đầu: 45%
– Từ năm 16 đến năm 25: Mỗi năm sẽ được tăng 3% (đối với nữ)
Do đó, tỷ lệ lương hưu của giáo viên này sẽ là: 45% + 10 x 3% = 75%.
Trong trường hợp của giáo viên này muốn nghỉ hưu trước tuổi thì mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ bị trừ đi 1% trong tỉ lệ hưởng lương hưu của mình. Cụ thể, nếu về hưu trước 01 năm thì tỉ lệ lương hưu sẽ còn: 75% – 1% = 74%.
Qúy khách có thể tham khảo thêm về bài viết: Thủ tục nghỉ hưu sớm năm 2023: Chế độ tiền lương hưu khi về sớm? của Trường Cao Đẳng Kiên Giang.
Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7, gọi ngay tới số: 1900.6162 hoặc gửi email trực tiếp tại: [email protected] để được giải đáp. Ngoài ra, khách hành cũng có thể liên hệ trực tiếp với các luật sư của Trường Cao Đẳng Kiên Giang để được giải đáp các vấn đề liên quan đến các chế độ bảo hiểm xã hội: Luật sư Bùi Thị Nhung qua số điện thoại: 0931626162 hoặc Luật sư Lê Kiều Hoa qua số điện thoại: 0982626162. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Trường Cao Đẳng Kiên Giang.