Giáo dục

Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím? Giải thích?

Qùy tím mà môt trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất trong môn hóa và trong việc thử nghiệm nhằm phân biệt một số chất nhưng chủ yếu là phân biệt axit và bazơ. Vậy dung dịch nào làm xanh quỳ tím? Hãy cùng Trường Cao Đẳng Kiên Giang tìm hiểu với bài viết dưới đây.

1. Qùy tím được hiểu là gì?

Quỳ tím hay được gọi là giấy quỳ được hiểu là loại giấy được tẩm dung dịch etanol hoặc nước cùng chất màu được tách từ rễ cây địa y Roccella và Dendrographa. Loại giấy này ban đầu có màu tím được sử dụng trong thí nghiệm hóa học và đo độ pH. Sau khi sử dụng, giấy quỳ sẽ biến đổi thành màu khác và cho kết quả nhanh, thường dùng trong các thí nghiệm hóa học, đó là ưu điểm lớn nhất của quỳ tím. Bên cạnh đó, giấy quỳ tím còn được sử dụng để phân biệt các loại khí với nhau. Vì thế mà quỳ tím là thứ không thể thiếu trong các cuộc thí nghiệm hay trong các phòng thí nghiệm hiện nay, đặc biệt là dùng trong trường học để giảng dạy cho các em học sinh.

Qùy tím được chia thành 2 loại theo màu sắc hoặc độ ẩm cụ thể là: quỳ tím đỏ và quỳ tím xanh hoặc quỳ tím ẩm và quỳ tím khô

– Giấy quỳ tím đỏ: Được tạo ra bằng phương pháp xử lý giấy trơn và một loại thuốc nhuộm được ngâm trong dung dịch axit sulfuric loãng, sau đó được mang đi sấy khô bằng cách tiếp xúc trực tiếp với không khí.

– Giấy quỳ tím xanh: Được tạo ra bằng cách nhúng quỳ tím xanh trong dung dịch, nếu giấy đổi sang màu đỏ thì dung dịch có tính axit, còn nếu giấy không đổi màu thì dung dịch ở trạng thái cân bằng. Quỳ xanh được sử dụng để nhận biết axit và giấm.

Ngoài ra, quỳ tím còn được sử dụng trong nhiều thử nghiệm và được ứng dụng trong hóa học và công nghiệp chế tạo. Cụ thể:

– Dùng để phân biệt dung dịch hóa học: nhận biết dung dịch có tính bazo hay axit, chỉ cần một mẩu nhỏ giấy quỳ tìm có thể dễ dàng phân biệt và nhận biết. Cụ thể: Khi quỳ tím tác dụng với axit (HCL, H2SO4, …) quỳ tím sẽ hóa đỏ. Khi quỳ tím tác dụng với bazơ (NaOH, KOH, …) quỳ tím hóa sang màu xanh. Khi quỳ tím ở trong trường hợp cân bằng hay trung tính sẽ không đổi màu.

– Dùng để đo độ PH: tuy có thể đo nhanh độ PH của các chất nhưng kết quả đo pH kiểu quỳ tím chỉ tương đối chứ không chính xác 100%. Để đo với độ chính xác nhất  cần phải sử dụng máy đo pH sẽ cho ra độ chính xác cao. Trường hợp để đo nhanh thì có thể sử dụng quỳ tím bằng cách: Xé một miếng quỳ tím nhúng vào nước, sau đó mang so sánh với bảng màu đi kèm. Nếu chỉ số pH từ 1 – 7: môi trường axit. Từ 7 – 14: môi trường bazo. Nếu giấy quỳ hiển thị số 7: môi trường trung tính.

– Dùng để thử rỉ ối của các bà bầu trong giai đoạn cuối. Từ đó, nhận biết được tính trạng thai nhi bên trong bụng người mẹ tốt hay yếu để đưa ra các phương án kịp thời nhất.

2. Dụng dịch NaOH được hiểu như thế nào?

NaOH là công thức hóa học của hợp chất Natri hidroxit, hay còn được biết đến với những cái tên như Sodium Hydroxide, Xút, Xút ăn da. Đây là một hợp chất vô cơ của Natri, ở điều kiện thường chúng tồn tại ở dạng chất rắn dạng viên, vảy hoặc hạt. NaOH được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp sản xuất cũng như trong các phòng thí nghiệm. Ngày nay để điều chế NaOH ta thường dùng phương pháp điện phân NaCl.

NaOH thường tồn tại là chất rắn màu trắng dạng viên, vảy hạt hoặc ở dạng dung dịch bão hòa 50% có đặc điểm hút ẩm mạnh, dễ chảy rữa, không mùi, với phân tử lượng 40 g/mol và nóng chảy ở 318 °C, sôi ở nhiệt độ 1390 °C, có tỷ trọng là  2.13 (tỷ trọng của nước = 1)  và  dễ tan trong nước lạnh, độ pH là 13.5

– NaOH phản ứng với các axit và oxit axit để tạo thành muối và nước: NaOH + HCl → NaCl + H2O  hoặc 2NaOH + SO3→Na2SO4 + H2O

– Tham gia phản ứng với cacbon dioxit: 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

– Phản ứng với các axít hữu cơ tạo thành muối của nó và nước.

– Phản ứng với kim loại mạnh tạo thành bazơ mới và kim loại mới: NaOH + K → KOH + Na

– Phản ứng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới với điều kiện muối tạo thành hoặc bazơ tạo thành phải là các chất không tan: 2 NaOH + CuCl2 → 2 NaCl + Cu(OH)2

– Ngoài ra NaOH còn tác dụng được với những phi kim như Si, C, P, S, Halogen và có khả năng hòa tan một số hợp chất của kim loại lưỡng tính như Al, Zn,…

Natri hidroxit là chất được sử dụng phổ biến hiện nay bởi những ứng dụng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Cụ thể: 

– Ứng dụng trong dược phẩm và hóa chất: Gốc Sodium của NaOH (Sodium phenolate) là thành phần quan trọng trong thuốc Aspirin được sử dụng phổ biến hiện nay với tác giảm đau, hạ sốt. Mặt khác, NaOH còn được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất tẩy trắng, khử trùng để tạo ra các chất tẩy rửa quen thuộc như: Nước Javen, các hóa chất xử lý nước bể bơi, … 

– Ứng dụng Natri hydroxit trong công nghiệp sản xuất giấy: sử dụng NaOH để xử lý thô các loại gỗ, tre, nứa, … trong quy trình sản xuất giấy theo phương pháp Sulphate và Soda.

– Sử dụng Natri hydroxit trong sản xuất tơ nhân tạo: Trong sản xuất tơ sợi, thường dùng NaOH để loại trừ và phân hủy Ligin, Celluluse – hai loại chất này có hại và gây ảnh hưởng lớn tới quy trình sản xuất.

– Ứng dụng Natri hydroxit trong sản xuất chất tẩy giặt: Trong sản xuất xà phòng và các chất tẩy rửa, NaOH thường được sử dụng để phân hủy các chất béo có trong dầu mỡ của động vật.

– Được dùng trong chế biến thực phẩm: Trong chế biến thực phẩm, NaOH được ứng dụng vào việc loại bỏ các axit béo để tinh chế mỡ động vật, dầu thực vật trước khi dùng để sản xuất. Bên cạnh đó, hợp chất này còn được sử dụng để xử lý các thiết bị, chai lọ.

– Ứng dụng Natri hydroxit trong công nghiệp dầu khí: Trong khai thác dầu mỏ, NaOH được sử dụng để điều chỉnh độ pH cho dung dịch khoan như: loai bỏ acid, sulphur có trong tinh chế dầu mỏ.

– Ứng dụng Natri hydroxit trong công nghiệp dệt và nhuộm màu: Natri hidroxit thường được sử dụng để giúp tăng độ bóng cho vải, nhanh hấp thụ màu sắc bằng cách phân hủy Pectins, một loại sáp khô hình thành trong khâu xử lý vải thô

– Sử dụng Natri hydroxit sử dụng trong công nghiệp xử lý nước Xút có khả năng giúp làm tăng nồng độ pH của nước, đây là vai trò vô cùng quan trọng để giúp xử lý nước trong hồ bơi hiệu quả.

Tuy có nhiều ứng dụng trong thực tế nhưng NaOH lại là một hóa chất khá nguy hiểm, chúng sẽ ăn mòn và gây phỏng rộp da. Bởi vậy cần tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc quá gần với một số bộ phận cơ thể như: mắt (gây dị ứng có thể gây bỏng hay làm mù lòa), hô hấp (gây dị ứng nghiêm trọng nếu hít phải bụi có thể gây dị ứng nhẹ hoặc ảnh hưởng đến đường hô hấp, điều này còn phụ thuộc theo mức độ hít phải), da (gây dị ứng, bỏng hoặc tạo thành sẹo), tiêu hóa (nếu nuốt phải có thể gây cháy miệng, họng, dạ dày, một số triệu chứng thường thấy như: chảy máu, nôn, tiêu chảy hay hạ huyết áp)

3. Dung dịch nào làm xanh qùy tím?

Như đã phân tích ở trên thì dung dịch có thể làm xanh quỳ tím đó là dung dịch có tính bazơ. Cụ thể là: NaOH. Bởi NaOH là bazơ mạnh do đó làm quỳ tím hóa xanh.

Đối với hợp chất hữu cơ: Amin có nguyên tử N gắn trực tiếp với vòng benzen có tính bazo rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím. Các amin khác làm quỳ tím chuyển xanh. Amino axit: Số nhóm NH2 = số nhóm COOH => Không làm đổi màu quỳ tím. Số nhóm NH2> số nhóm COOH => Làm quỳ tím hóa xanh (Lysin). Số nhóm NH2 < số nhóm COOH => Làm quỳ tím hóa đỏ (Axit glutamic) 

Trên đây là toàn bộ nội dung thông tin tư vấn về chủ đề dung dịch chất nào làm xanh quỳ tím và giải thích mà Trường Cao Đẳng Kiên Giang cung cấp tới quý khách hàng. Ngoài ra, quý khách hàng có thể tham khảo thêm bài viết về chủ đề Ba(OH)2 màu gì? Ba(OH)2 có kết tủa không? Dung dịch Ba(OH)2 không phản ứng được với? của Trường Cao Đẳng Kiên Giang. Còn bất kỳ điều gì vướng mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7. Gọi số 1900.6162 hoặc gửi email đến địa chỉ: Tư vấn pháp luật qua Email: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ tốt nhất từ Trường Cao Đẳng Kiên Giang. Chúng tôi rất hân hạnh nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng. Trân trọng./.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button