Giáo dục

Đoạn văn cảm nhận văn bản Lẵng quả thông chọn lọc hay nhất

Trường Cao Đẳng Kiên Giang sẽ giới thiệu: Đoạn văn cảm nhận văn bản Lẵng quả thông hay nhất. Kính mời các bậc phụ huynh và các em học sinh lớp 6 tham khảo.

A. DÀN Ý

1. Nhân vật Đa-ni

– Là người con gái người gác rừng, tại một khu rừng gần thành phố

– Ngoại hình:

+ Xinh xắn, dễ thương

+ Có đôi bím tóc nhỏ xíu

+ Khuôn mặt trắng xanh nghiêm nghị

+ Mặc chiếc áo dài bằng nhung tơ, màu đen

– Là đưa trẻ dành được sự yêu thương từ mọi người

+ Được cô chú cho đi dự buổi hòa nhạc

+ Được chính nhà soạn nhạc thiên tài tặng cô một bản nhạc

– Diễn biến tâm trạng trong buổi hòa nhạc:

+ Đây là lần đầu tiên cô nghe nhạc giao hưởng.

+ Giật mình khi được nhắc tên

+ Bồn chốn, xúc động, vui sướng khi biết được bản nhạc do chính tay người soạn nhạc viết dành tặng cho mình

+ Nhớ đến những hình ảnh, nhớ que hương, giống như những giấc mộng

+ Cảm động, biết ơn:

  • Khóc
  • Chạy ra bãi biển

+ Hạnh phúc, vui vẻ nhận ra vẻ đẹp của cuộc sống, trân trọng cuộc sống

⇒ Đa-ni là người có tâm hồn nhạy cảm, nhân hậu và trân trọng cuộc sống

2. Món quà của nhà soạn nhạc dành cho Đa-ni

+ Là món quà thể hiện sự yêu thương, quý mến, giữu chữ tín của nhà soạn nhạc lừng danh cho Đa-ni

+ Là một kiệt tác nghệ thuật thể hiện tài năng của nhà soạn nhạc, đem lại nhiều cảm xúc cho người nghe

+ Là động lực khiến Đa-ni khám phá cuộc đời, yêu cuộc đời và sống một cuộc đời không uổng phí

 

B. Đoạn văn cảm nhận văn bản Lẵng quả thông chọn lọc hay nhất

1. MẪU SỐ 1

Đọc xong văn bản “Lẵng quả thông” của nhà văn Pao-tốp-xki đã để lại trong lòng bạn đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Nhân vật chính trong tác phẩm là cô bé Đa-ni, cùng đi nghe buổi hòa nhạc với cô Mac-đa và chú Nin-xơ. Lần đầu tiên nghe nhạc giao hưởng, cô bé cảm thấy giống như một giấc mộng. Khi nghe người trên sân khấu nói đây là bản nhạc của E-đơ-va Gờ-ríc viết tặng cô Đa-ni Pơ-đơ-xơn thì cô bé vô cùng xúc động và đã bật khóc. Cô vừa nghe, vừa nghĩ tới quê hương của mình, cũng như nhớ lại kỷ niệm về người nhạc sĩ nọ. Khi kết thúc buổi hòa nhạc, Đa-ni đứng dậy và chạy tới bờ biển. Bà Mac-ca đã bảo chồng kín đáo đi theo xem cháu có làm sao không. Lúc nghe thấy tiếng cười của cháu gái, ông Nin-xơn liền trở về nhà và tin rằng cuộc đời của Đa-ni sẽ không trôi qua một cách vô nghĩa. Qua câu chuyện này, chúng ta nhận ra ý nghĩa của quà tặng trong cuộc sống, giá trị của món quà nằm ở cách cho đi và cách nhận lại.

 

2. MẪU SỐ 2

Văn bản “Lẵng quả thông” đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận. Nhân vật chính trong câu chuyện là cô bé Đa-ni đang đến nghe buổi hòa nhạc cùng với cô Mac-đa và chú Nin-xơ. Lần đầu tiên được nghe giao hưởng, Đa-ni cảm thấy giống như một giấc mộng. Đây là bản nhạc của E-đơ-va Gờ-ríc viết tặng cô Đa-ni Pơ-đơ-xơn. Cô nhớ lại kỷ niệm về người nhạc sĩ đã xách hộ cô chiếc lẵng đầy quả thông về tận nhà. Buổi hòa nhạc kết thúc, Đa-ni chạy đến bên bờ biển và thấy cuộc đời đẹp hơn bao giờ hết. Từ văn bản trên, chúng ta nhận ra bài học sâu sắc về cách cho đi và nhận lại. Cách cho và nhận cần hợp lý, thể hiện được tình cảm trân trọng, biết ơn của người cho và người nhận. Cũng giống như cô bé Đa-ni trong vâu chuyện, dù món quà nhận được chỉ là một bản nhạc, không có gia trị cao sang hay vật chất nhưng cũng đủ khiến tâm hồn cô hạnh phúc và tràn ngập năng lượng tích cực.

 

3. MẪU SỐ 3

Pau-top-xki là nhà văn với phong cách văn xuôi trữ tình đầy chất thơ. Chất thơ đó thể hiện qua nhiều khía cạnh, qua từng trang văn của truyện ngắn “Lẵng quả thông”. Bức tranh thiên nhiên hiện lên mơ mộng, huyền diệu biết bao với những khu rừng ngập bầu không khí phảng phất mùi nấm với tiếng lá rì rào, với tiếng sóng vỗ bờ, với những hàng rêu từ trên cành cây xõa xuống mặt đất như những mai tóc xanh. Trời vào tháng 6, vạn vật được khoác trên mình chiếc áo vàng kiều diễm của buổi hòa nhạc với “những cây đèn lồng được khoác trong tán là bồ đề” và tất cả những kí ức về thiên nhiên trong mát trở về trong tâm trí nhân vật với “những cánh rừng của nàng, quê hương nàng”. Những tiếng tù và, tiếng động của biển quê”. Khi bài hát ngân nga, “từng con tàu bằng thủy tinh làm nước sủi bọt, gió reo ca trong những dây buồm” và tiếng chim, tiếng gọi của trẻ con, tiếng người yêu,… tất cả khung cảnh và âm thanh của thiên nhiên ấy đã khiến tâm hồn của Đa-ni trở nên mát lành. Cô khóc rồi lại bật cười – đó là nụ cười của sự biết ơn và hành phúc vì món quà nhỏ của người nhạc sĩ nhân hậu. Hình ảnh “những ngọn đèn trên những con tàu biển đang chậm rãi ngả nghiêng nơi nước xám và trong vắt” đã khép lại thiên truyện và mở ra những cảm giác thoải mái, thư thái, nhẹ nhàng trong lòng người đọc. Có thể nói, không gian thiên nhiên nên thơ của truyện chính là tấm phông nền làm sáng lên hình ảnh đẹp đẽ trong sáng tựa thiên thần của nhân vật trong câu chuyện và góp phần to lớn làm lên thành công cho tác phẩm.

 

4. MẪU SỐ 4

Nhân vật Đa-ni trong văn bản “lẵng quả thông” để lại trong tôi nhiều ấn tượng và bài học về cách cho và nhận trong cuộc sống. Đa-ni là cô bé có vẻ đẹp trong sáng tựa thiên thần, cô bé có bím tóc nhỏ xíu, con ông gác rừng. Thuở nhỏ, trong cuộc nói chuyện với người nhạc sĩ già lạ mặt, vẻ đẹp trong sáng của cô bé đã thôi thúc nhà soạn nhạc lớn tuổi ấy hoàn thành món quà cho cô bé. Vẻ đẹp tâm hồn của Đa-ni được nuôi dưỡng  và lớn dần theo thời gian để rồi sau mười tám năm, trở thành một thiếu nữ, Đa-ni lại là một cô bé đa sầu, đa cảm, nhạy cảm. Chẳng thế mà sau những buổi xem kịch, “Đa-ni thường thao thức mãi không ngũ được và đôi khi lại cứ nằm trên giường mà khóc”. Rồi đến khi vô tình nhận được món quà cua người nhạc sĩ năm xưa, trong lòng cô dấy lên bao nỗi niềm khôn tả. Có sự ngạc nhiên, sững sờ; có niềm vui sướng, hạnh phúc; có cả những kỷ niệm thơ ấu và những hình ảnh thân thương của quê hương: “Núi đồi của nàng, tiếng tù và, tiếng sóng biển quê nàng” – tâm hồn  tác giả Nga dù đi đâu họ cũng luôn hướng về quê hương yêu dấu của mình. Tất cả trào lên khiến cô không cầm được nước mắt. Đa-ni khóc, không giấu được những giọt lệ biết ơn. Cô nghe thấy trong đó có tiếng gọi, tiếng thúc giục và cô cảm thấy yêu cuộc sống này hơn bao giờ hết. Có thể nói, hình tượng Đa-ni là một biểu tượng đẹp cho vẻ đẹp trong sáng của tâm hồn Nga.

 

5. MẪU SỐ 5

Trong truyện ngắn “Lẵng quả thông”, tác giả đã vẽ nên tình huống của người cho và nhận quà. Qua đó gửi gắm nêu ra một nhận định tựa như một chân lý xác đáng “Cho đi… là còn mãi”. Đó là một bài học quý báu về sự cho đi trong cuộc sống: khuyên người ta nên chia sẻ không chỉ với những người có hoạn nạn, khó khắn mà còn đối với cả xã hội. Bởi lẽ tròn xã hội này còn tồn tại rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, họ cần lắm sự giúp đỡ chia sẻ từ cộng đồng, đôi khi chỉ là cái nắm tay thật chặt, cái vỗ vai, lời an ủi, động viên cũng phần nào giúp họ. Tưởng như khi cho đi, người cho sẽ bị mất mát nhưng không họ còn nhận lại nhiều hơn thế. Chỉ là một hành động sẻ chia, con người sẽ lan tỏa sự yêu thương đến cộng đồng, để yêu thương được lan tỏa và còn mãi. Người nhận đôi khi cũng chẳng mong nhận được những thứ vật chất cao sang, tiền bạc mà là sự nồng ấm của tình người. Như cô bé Đa-ni trong câu chuyện, chỉ là một bản nhạc, không có giá trị cao sang hay vật chất nhưng từng đó đủ khiến tâm hồn cô hạnh phúc và tràn ngập năng lượng tích cực. Con người cũng sẽ trở về với cát bụi, đất mẹ nhưng quan trọng là sự sẻ chia, giúp đỡ của họ với người khác thì sẽ còn mãi. Chảng có gì có thể ngăn bước được những hành động xuất phát từ lòng cảm thông, từ trái tim thổn thức. Đó còn là lòng nhân ái, là truyền thống tốt đẹp của nước ta từ nhiều đời nay, những truyền thống ấy vẫn tồn tại và không ngừng phát triển nhiều hình thức khác khác nhau. Vì vậy hãy cho đi để đời mãi đẹp tươi.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button