Giáo dục

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức có đáp án

Dưới đây là một số Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức có đáp án do Trường Cao Đẳng Kiên Giang biên tập. Kính mời quý bạn đọc tham khảo để có thể chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức – Đề số 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

–  Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

SÓC VÀ THỎ ĐI TẮM NẮNG

Một ngày nắng đẹp, chú Sóc đi dạo trên bờ sông và thấy bên kia sông có một chú Thỏ cũng đang đi dạo chơi. Sóc tinh nghịch, nhặt một viên sỏi ném về phía Thỏ. Viên sỏi rơi xuống nước gần nơi Thỏ đứng làm nước bắn lên tung tóe vào mặt và người Thỏ.

Chú Thỏ giận quá, cúi đầu nhặt viên đá ném trả lại bên Sóc. Đá cũng rơi xuống nước và sóc cũng bị ướt như Thỏ.

Lần này đến lượt Sóc tức giận. Sóc lượm một viên sỏi lớn hơn và ném qua bên Thỏ. Cứ thế, chú Sóc và chú Thỏ ném qua ném lại tới khi cả hai cùng mệt nhoài. Sau cùng, Sóc nói với Thỏ:

– Thôi chúng ta đừng ném nhau nữa nhé? Nếu cứ ném như vậy lỡ mà ném vào đầu hoặc vào trán thì đau lắm đấy !

Thỏ chạy qua cầu và chìa tay ra nói:

– Vậy thì mình làm bạn với nhau nhé! Chúng ta cùng nhau đi tắm nắng và xem hoa thì vui lắm bạn nhỉ?

Chú Sóc và chú Thỏ cầm tay nhau vừa đi, vừa hát thật là vui ghê!

Câu 1 (0,5 điểm): Sóc và Thỏ đi chơi ở đâu?

A. Nhà của Sóc

B. Bên bờ sông

C. Bên ngọn đồi phía sau nhà Thỏ

Câu 2 (0,5 điểm): Khi nhìn thấy Thỏ, Sóc đã làm gì?

A. Sóc nấp vào bụi cây và trêu chọc bạn

B. Sóc đã ném viên sỏi xuống nước

C. Sóc chạy ra và rủ Thỏ cùng đi chơi

Câu 3 (0,5 điểm): Khi bị ướt, Thỏ đã làm gì?

A. Thỏ tức giận, ném một viên sỏi lại về phía Sóc

B. Thỏ tức giận, chạy về nhà mách bác Gấu

C. Thỏ khuyên nhủ Sóc nên dừng hành động đó lại

Câu 4 (0,5 điểm): Sau đó, bạn Sóc đã làm gì?

A. Sóc tức giận, lại lượm hai viên sỏi lớn nhất ném qua bên Thỏ

B. Sóc nhặt từng viên sỏi to lớn rồi ném trả về phía bên Thỏ

C. Sóc tức giận, lại lượm một viên sỏi lớn hơn ném qua bên Thỏ

Câu 5 (1,0 điểm): Theo em, hành động của hai bạn Sóc và Thỏ là đúng hay sai? Vì sao?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Câu 6 (0,5 điểm): Cuối cùng, Sóc và Thỏ đã nhận ra điều gì?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Câu 7 (1,5 điểm):

a) Điền ch hoặc tr vào chỗ trống:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu …ời đẹp hơn

Cánh cò bay lả dập dờn

Mây mờ …e đỉnh …ường Sơn sớm …iều

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã …ịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái …ai cũng một áo nâu nhuộm bùn.

(Theo Nguyễn Đình Thi)

b) Viết 4 từ chỉ đặc điểm được sử dụng trong bài thơ phần a.

……………………………………………………………………………………

Câu 8 (1,0 điểm): Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống sau:

Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Tay bé

Bàn tay bé uốn uốn

Là dải lụa bay ngang

Bàn tay bé nghiêng sang

Là chiếc dù che nắng.

 

Bàn tay bé dang thẳng

Là cánh con ngỗng trời

Bàn tay bé bơi bơi

Là mái chèo nho nhỏ.

 

Bàn tay bé xòe nở

Là năm cánh hoa tươi

Là mọc dậy mặ trời

Bé dâng lên tăng mẹ.

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết 4 – 5 câu giới thiệu về một đồ vật được làm từ tre hoặc gỗ ở trong nhà em.

Gợi ý:

– Giới thiệu tên đồ vật

– Điểm nổi bật về hình dạng, màu sắc,…của đồ vật đó

– Công dụng của đồ vật đó

– Nhận xét của em về đồ vật đó

 

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức – Đề số 2

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

–  Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

CHUYỆN CỦA THƯỚC KẺ

Trong cặp sách, thước kẻ làm bạn với bút mực và bút chì. Chúng sống cùng nhau rất vui vẻ. Mỗi hình vẽ đẹp, mỗi đường kẻ thẳng tắp là niềm vui chung của cả ba.

Nhưng ít lâu sau, thước kẻ nghĩ bút mực và bút chì phải nhờ đến mình mới làm được việc. Nó thấy mình giỏi quá, ngực cứ ưỡn mãi lên. Thấy đường kẻ bị cong, bút mực nói với bút chì:

– Hình như thước kẻ hơi cong thì phải?

Nghe vậy, thước kẻ thản nhiên đáp:

– Tôi vẫn thẳng mà. Lỗi tại hai bạn đấy!

Bút mực bèn cầm một cái gương đến bên thước kẻ và nói:

– Bạn soi thử xem nhé!

Thước kẻ cao giọng:

– Đó không phải là tôi!

Nói xong, nó bỏ đi và lạc vào bụi cỏ ven đường.

Một bác thợ mộc trông thấy thước kẻ liền nhặt về uốn lại cho thẳng. Thước kẻ cảm ơn bác thợ mộc rồi quay về xin lỗi bút mực, bút chì. Từ đó, chúng lại hòa thuận, chăm chỉ như xưa.

(Theo Nguyễn Kiên)

Câu 1 (0,5 điểm): Trong cặp sách có những đồ dùng học tập nào?

A. Cặp sách, thước kẻ, bút chì

B. Thước kẻ, bút chì, bút mực

C. Bút bi, thước kẻ, bút chì

Câu 2 (0,5 điểm): Ban đầu thước kẻ chung sống với các bạn như thế nào?

A. Vui vẻ

B. Mâu thuẫn

C. Đố kị

Câu 3 (0,5 điểm): Dòng nào dưới đây không nêu đúng về niềm vui chung của ba bạn?

A. Mỗi quyển truyện xếp ngăn nắp

B. Mỗi hình vẽ đẹp,

C. Mỗi đường kẻ thẳng tắp

Câu 4 (0,5 điểm): Vì sao thước kẻ bị cong?

A. Vì thước kẻ bị bạn nhỏ bẻ cong

B. Vì thước kẻ thấy mình giỏi quá, ngực ưỡn mãi lên

C. Vì thước kẻ ở trong cặp sách chật chội

Câu 5 (0,5 điểm): Sau khi được bác thợ mộc uốn thẳng, thước kẻ làm gì?

A. Thước kẻ đã cảm ơn bác thợ mộc, và nhờ bác tìm chp chủ nhân mới

B. Thước kẻ đã cảm ơn bác thợ mộc, và quay về xin lỗi bút mực, bút chì

C. Thước kẻ đã xin lỗi bác thợ mộc, và quay về cảm ơn bút mực, bút chì

Câu 6 (1,0 điểm): Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?

A. Khuyên chúng ta nên giúp đỡ bạn bè

B. Khuyên chúng ta không được kiêu căng

C. Khuyên chúng ta nên chăm sóc bản thân

Câu 7 (1,0 điểm): Gạch chân dưới những từ chỉ hoạt động:

cặp sách, vui vẻ, ưỡn, cong, soi, gương, nói, uốn, hòa thuận, chăm chỉ

Câu 8 (0,5 điểm): Câu “Bút mực bèn cầm một cái gương đến bên thước kẻ” được viết theo mẫu câu nào?

……………………………………………………………………………………

Câu 9 (1,0 điểm): Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về thước kẻ.

……………………………………………………………………………………

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng. Mấy chú cá rô cứ lội quanh ở đó chẳng muốn đi đâu. Cứ thế hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra.

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết 4 – 5 câu giới thiệu về cuốn sách Tiếng Việt 2 mà em đang sử dụng.

Gợi ý:

– Hình dáng, màu sắc

– Tranh ảnh, thông tin bên trong sách

– Công dụng

– Điểm em thích nhất của sách

– Cách bảo quản, giữ gìn sách

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

B. Thước kẻ, bút chì, bút mực

Câu 2: (0,5 điểm)

A. Vui vẻ

Câu 3: (0,5 điểm)

A. Mỗi quyển truyện xếp ngăn nắp

Câu 4: (0,5 điểm)

B. Vì thước kẻ thấy mình giỏi quá, ngực ưỡn mãi lên

Câu 5: (0,5 điểm)

B. Thước kẻ đã cảm ơn bác thợ mộc, và quay về xin lỗi bút mực, bút chì

Câu 6: (1 điểm)

B. Khuyên chúng ta không được kiêu căng

Câu 7: (1 điểm)

ưỡn, cong, soi, nói, uốn.

Câu 8: (0.5 điểm)

Ai làm gì?

Câu 9: (1 điểm)

HS đặt câu với mẫu câu Ai thế nào? Ví dụ: Thước kẻ thật kiêu căng.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

 – Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

• 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

• 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

– Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

• Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

• 2 điểm: nếu có 0 – 4 lỗi;

• Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

– Trình bày (0,5 điểm):

• 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

• 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

– Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 4 đến 5 câu, giới thiệu về sách Tiếng Việt 2 của em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

– Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

 

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức – Đề số 3

Những con sao biển

Một người đàn ông đang dạo bộ trên bãi biển khi chiều xuống. Biển đông người, nhưng ông lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì đó lên rồi thả xuống biển.

Tiến lại gần hơn, ông thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thuỷ triều định dạt lên bờ và thả chúng trở về với đại dương.

– Cháu đang làm gì vậy? – Người đàn ông hỏi.

Cậu bé trả lời:

– Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước, cháu muốn giúp chúng.

– Có hàng ngàn con sao biển như vậy, liệu cháu có thể giúp được tất cả chúng không?

Cậu bé vẫn tiếp tục nhặt những con sao biển khác thả xuống biển và nói với người đàn ông:

– Cháu cũng biết như vậy, nhưng ít nhất thì cháu cũng cứu được những con sao biển này.

Người đàn ông trìu mến nhìn cậu bé và cùng cậu cứu những con sao biển.

(Theo Hạt giống tâm hồn – Phép màu có giá bao nhiêu?)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Vì sao biển đông người nhưng người đàn ông lại chú ý đến cậu bé?

A. Vì cậu bé cứ chạy nhảy trên cát.
B. Vì cậu bé có con diều rất đẹp.
C. Vì cậu bé cứ liên tục cúi người nhặt thứ gì đó rồi thả xuống biển.
D. Vì cậu bé ra biển chơi và đi dạo cùng bố mẹ.

Câu 2: Khi đến gần, ông thấy cậu bé đang làm gì? Vì sao cậu bé làm như vậy?

A. Cậu bé đang xả rác xuống biển. Vì cậu bé rất thích nghịch.
B. Cậu bé đang ăn hải sản cùng với gia đình. Vì cậu bé và gia đình đang đi dã ngoại.
C. Cậu bé đang xây lâu đài cát cùng chị gái. Vì cậu bé rất thích chơi cát.
D. Cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh dạt lên bờ và thả chúng trở về đại dương. Vì những con sao biển sắp chết do thiếu nước, cậu bé muốn giúp chúng.

Câu 3: Người đàn ông nói gì về việc làm của cậu bé?

A. Người đàn ông đã nói rằng: Có hàng ngàn con sao biển như vậy, liệu cháu có thể giúp được tất cả chúng không?
B. Người đàn ông đã nói rằng: Tại sao cậu bé lại vứt rác xuống đất?
C. Người đàn ông đã nói rằng: Cháu là con của ai tại sao ở đây một mình?
D. Người đàn ông đã nói rằng: Cháu có muốn ăn kẹo không ?

Câu 4: Những từ ngữ sau đây (Cúi xuống, dạo bộ, biển, thả, người đàn ông, cậu bé, nhặt, sao biển, tiến lại) từ ngữ nào dưới đây chỉ hoạt động?

A. cúi xuống, thả, nhặt, dạo bộ, tiến lại.
B. cúi xuống, thả, nhặt, dạo bộ, người đàn ông.
C. cúi xuống, thả, biển, dạo bộ, tiến lại.
D. sao biển, thả, biển, dạo bộ, tiến lại.

Câu 5: Em hãy tìm và viết lại câu văn cho biết cậu bé nghĩ việc mình làm là có ích.

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 6: Điền dấu chấm, dấu phẩy hoặc dấu chấm hỏi thích hợp vào ô trống trong những câu sau:

Ngày xưa, Kiến Vàng và Kiến Đen là đôi bạn thân. Chúng thường cùng nhau kiếm mồi ☐ cùng ăn và cùng nhau vui chơi ☐ Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. Một hôm ☐ Kiến Vàng hỏi Kiến Đen:

– Kiến Đen này bạn có muốn cùng đi ngao du thiên hạ không☐

Câu 7: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B đề tạo thành câu giới thiệu:

 

Câu 8: Tìm các từ ngữ chỉ nghề nghiệp rồi viết vào chỗ trống:

M: Giáo viên

(1)………………………………………….. (2)……………………………………………….

(3)………………………………………….. (4)……………………………………………….

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button