Giáo dục

Đáp án 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Lịch sử

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Lịch sử – Địa lý THCS chuẩn nhất mà Trường Cao Đẳng Kiên Giang giới thiệu sau đây là tài liệu hữu ích để các thầy cô tham khảo để viết cho mình kế hoạch giảng dạy hay và đầy đủ nhất.

Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức kỹ năng của chủ đề.

Trả lời:
– Biết được nguồn gốc và đặc điểm cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
– Những thành tựu và hạn chế của cách mạng khoa học kỹ thuật mang lại.
– Xác định được được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.
– Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc.
– Trình bày được các khái niệm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
–  Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo. Trình bày được tài nguyên biển và thềm lục địa việt Nam.
Vậy để học sinh nắm được mục tiêu trên học sinh cần phải chủ động nắm vững kiến thức tìm tòi học hỏi từ nhiều phương tiện và bằng nhiều hình thức khác nhau. 
– Phương pháp mới để chiếm lĩnh được kiến thức.
– Trình bày được vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.
– Chứng minh được các thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng về khoáng sản và thuỷ điện, cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (cây công nghiệp, rau quả), chăn nuôi gia súc lớn và về kinh tế biển.
– Trình bày được việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng và nêu được hướng phát triển.
– Nêu được ý nghĩa của phát triển kinh tế Xã hội đối với quốc phòng an ninh.
– Sử dụng được Atlat địa lý Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng.

 

Câu 2: Học sinh sẽ “Hoạt động học” nào trong học tập?

Trả lời”
– Hoạt động 1: Giới thiệu vị trí địa lý Việt Nam Học sinh sẽ có các hoạt động cá nhân: quan sát, đọc và phân tích thông tin. Chia sẻ kết quả theo nhóm và báo cáo kết quả của nhóm trước lớp. (sử dụng bản đồ).
– Hoạt động 2: Tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý Việt Nam HS sẽ có hoạt động thảo luận nhóm “PP khăn trải bàn”: HS quan sát, đọc và tìm thông tin. Trình bày kết quả thảo luận nhóm, nhận xét, hoàn thiện.
– Hoạt động 3: Tìm hiểu về phạm vi lãnh thổ Việt Nam Học sinh sẽ hoạt động cá nhân: Nhìn bản đồ, đọc thông tin. HS liệt kê và ghi kết quả.
– Hoạt động 4: Tìm hiểu về các đơn vị hành chính của Việt Nam Học sinh sẽ làm việc theo nhóm, tham gia một cuộc thi nhỏ (dựa trên kiến ​​thức hiện có của học sinh).
– Hoạt động 5: Tìm hiểu về ý nghĩa của Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca Học sinh sẽ thực hiện các hoạt động cá nhân: Tôn trọng Quốc kỳ, Quốc huy; Tìm thông tin về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca kể từ khi được chính thức sử dụng?

 

Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?

Trả lời:
+ Hoạt động 1:
– Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ.
– Năng lực: Nhận thức hành vi.
+ Hoạt động 2:
– Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ.
– Năng lực:

  • Nhận thức chuẩn mực: Nêu việc cần làm, lý  do vì sao làm.
  •  Hợp tác giao tiếp.

+ Hoạt động 3:
– Phẩm chất: Trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ.
– Năng lực: Đánh giá, điều chỉnh hành vi.
+ Hoạt động 4:
– Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
– Năng lực: Điều chỉnh hành vi. Phát triển bản thân.
+ Hoạt động 5:
– Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực, nhân ái.
– Năng lực: Đánh giá hành vi, thực hiện kế hoạch.

Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Trả lời:
– Bản đồ/lược đồ
– Sơ đồ
– Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục);
– Một số hình ảnh, video clip,
– Phiếu học tập
– Bài trình chiếu powerpoint;
– Giấy A0, bút;
– Phiếu học tập
– Sách giáo khoa, sách tham khảo, các tài liệu trên mạng internet…
– Sử dụng điện thoại thông minh, laptop, máy tính, bảng nhóm.
– Sử dụng các tư liệu tìm kiếm được trên mạng internet.
– Tài liệu do giáo viên cung cấp.

 

Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?

Trả lời:
Học sinh đọc:
+ Các tư liệu do giáo viên cung cấp.
+ Các tư liệu tìm tòi trên mạng internet.
=> thông qua các phương tiện học liệu như sách, văn bản in, qua smartphone, máy tính.
Học sinh nghe:
+ Tư liệu dạng Video, clip do giáo viên cung cấp hoặc trên các trang mạng youtube, thông qua hệ thống loa hay thiết bị smartphone, máy tính.
Học sinh nhìn:
+ Quan sát các biểu đồ, sơ đồ, átlat địa lý, bản đồ.
Học sinh làm:
+ Thảo luận nhóm.
+ Phiếu ý kiến, phiếu học tập.
=> thông qua các buổi học trực tiếp trên lớp, qua mail, group lớp học tập.

 

Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

Trả lời:
+ Các câu trả lời của học sinh.
+ Bài học mà học sinh rút ra được.
+ Kết quả thảo luận của nhóm.

 

Câu 7: Giáo viên phải nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động hình thành tri thức mới ở học sinh như thế nào?

Trả lời:
– GV quan sát hoạt động của HS, động viên, hướng dẫn đúng lúc.
– Đánh giá qua phần trình bày của học sinh, nhóm.
– GV chốt kiến ​​thức, khen ngợi, động viên.

 

Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Trả lời:
– Bản đồ/lược đồ Sơ đồ Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục)
– Một số hình ảnh, video clip Phiếu học tập Giấy A0, bút;
– Phiếu học tập Sách giáo khoa, sách tham khảo, các tài liệu trên mạng internet…
– Sử dụng điện thoại thông minh, laptop, máy tính, bảng nhóm.
– Sử dụng các tư liệu tìm kiếm được trên mạng Internet.

 

Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?

Trả lời:
– Học sinh đọc:
+ Các tư liệu do giáo viên cung cấp.
+ Các tư liệu tìm tòi trên mạng internet.
=> thông qua các phương tiện học liệu như sách, văn bản in, qua smartphone, máy tính.
– Học sinh nghe:
+ Tư liệu dạng Video, clip do giáo viên cung cấp hoặc trên các trang mạng youtube, thông qua hệ thống loa hay thiết bị smartphone, máy tính.
– Học sinh nhìn:
+ Quan sát các biểu đồ, sơ đồ, átlat địa lý, bản đồ.
– Học sinh làm:
+ Thảo luận nhóm.
+ Phiếu ý kiến, phiếu học tập.
=> thông qua các buổi học trực tiếp trên lớp, qua mail, group lớp học tập.

 

Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?

Trả lời:
+ Các câu trả lời đúng của học sinh.
+ Các việc học sinh tự giác làm.
+ Các hoạt động tích cực mà học sinh tham gia.

 

Câu 11: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

Trả lời:
+ Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập:
– Các em hiểu được yêu cầu cô đưa ra.
– Em tích cực tham gia hoạt động.
+ Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

  • Em kể được 1 số việc đã tự giác làm ở nhà, ở trường.
  • Em thực hiện được việc dọn dẹp hộc bàn, mặc quần áo chỉnh tề, chải tóc gọn gàng.
  • Em sắp xếp hộc bàn gọn gàng, biết phân loại đồ dùng. – Các em biết phối hợp với nhau để ghép bức tranh rửa tay đúng và nhanh.

– Các em đã trao đổi, thảo luận đưa ra cách xử lý tình huống hợp lí.
+ Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
– Các em trình bày bài to, rõ ràng, đầy đủ ý, đúng nội dung bài tập.
– Các em có lắng nghe bạn trình bày và chia sẻ ý kiến bổ sung của mình cho bài của nhóm bạn.
+ Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
– Các nhóm đều hoàn thành yêu cầu của cô.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button