Giáo dục

Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác chọn lọc hay nhất

Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác như thế nào? Cùng tham khảo một số mẫu dưới đây của Trường Cao Đẳng Kiên Giang nhé.

Viễn Phương là một nhà thơ tiêu biểu với những bài thơ viết về Bác. Một trong những bài thơ đó là bài Viếng Lăng Bác.

 

1. Dàn ý cảm nhận hai khổ đầu Viếng Lăng Bác

A. Mở bài: giới thiệu khái quát bài thơ Viếng Lăng Bác và hai khổ đầu

B. Thân bài

– Khổ 1: cảm xúc của nhà thơ khi đến thăm Lăng Bác

  • Cảm xúc bồi hồi xúc động với các đại từ xưng hô con bác
  • Thăm là cách giảm nói tránh để giảm bớt nỗi đau thương
  • với câu thơ giản dị như một lời kể thấm được bao nỗi bồi hồi, xúc động
  • Hình ảnh hàng tre bát ngát tạo nên quang cảnh đẹp cho lăng Bác
  • Đồng thời cũng tạo nên một hình ảnh kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam

 – Khổ 2: nhà thơ khẳng định bác còn đó và vẫn còn sống mãi

  • Hình ảnh mặt trời trong lăng và mặt trời ngoài lăng
  • Một bên đại diện cho vũ trụ rộng lớn, Vĩnh Hằng
  • Một bên chính là bác, Bác chính là ánh sáng vĩnh hằng soi đường cho bao lớp người cùng khổ của dân tộc Việt Nam đứng lên đấu tranh giành lại tự do
  • Hình ảnh dòng người kết tràng hoa thể hiện niềm kính trọng của nhân dân Việt Nam đối với Bác

C. Kết bài nêu khái quát cảm nhận

 

2. Cảm nhận hai khổ đầu bài Viếng Lăng Bác

Nguyễn Phương là một người may mắn có nhiều năm được sống, được làm việc với Bác Hồ. Chính vì tình cảm với bác quá nặng sâu mà ông đã có rất nhiều bài thơ thể hiện lòng luyến tiếc, thương nhớ, khâm phục và tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt là Viếng Lăng Bác là một tác phẩm tiêu biểu với hai khổ thơ đầu thể hiện sâu sắc tình cảm thiêng liêng ấy.

Con ở miền Nam thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân

Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã phân trần cảm xúc của mình qua lời tự giới thiệu như lời tâm tình Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. Với đại từ nhân xưng con –  bác nghe ngọt ngào, thân yêu và gần gũi đến vậy. Cách xưng hô này thật gần gũi, thân thiết, thấm đẫm tình thân yêu nhưng cũng rất mực thành kính, thiêng liêng. Đồng thời cũng diễn tả tâm trạng xúc động, bùi ngùi của người con miền Nam ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.

Con ở đây cũng có thể là cả miền Nam, là cả tấm lòng của đồng bào Nam Bộ hướng về Bác, hướng về vị cha già kính yêu của dân tộc với một niềm xúc động lớn lao nhà thơ đã sử dụng từ thăm thay cho từ viếng, một cách tinh tế. Như chúng ta đã biết viếng là sự chia buồn là người thân đã mất còn thăm là chỉ là của gặp gỡ trò chuyện. Tác giả sử dụng từ thăm thể hiện việc mình đơn thuần chỉ ra thăm lại người cha già kính yêu chứ không hề coi bác đã mất. Đó là cách nói giảm nói tránh nhằm làm giảm nhẹ nỗi đau thương, mất mát. Bác đã ra đi mãi mãi nhưng hình ảnh của Người vẫn còn trong tim nhân dân miền Nam, trong lòng dân tộc Việt Nam.

Đồng thời ý thơ cũng là sự gần gũi, đưa người con phương xa thăm người thân ruột thịt. Đọc xong câu thơ ta không khỏi xúc động nghẹn ngào, câu thơ rất gợi cảm, dồn nén biết bao xúc cảm. Đó không chỉ là tình cảm thiêng liêng của riêng nhà thơ mà còn là tình cảm chung của đồng bào miền Nam, của cả dân tộc Việt Nam.

Với niềm sung sướng dâng trào và niềm vui, Viễn Phương đã tập trung chiêm ngưỡng cảnh quan trong lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Với bút pháp tả thực, tác giả đã giúp ta hình dung của hiện thực với màu sương trắng mờ ảo, cảnh quan trong lăng Bác hiện ra thật lung linh và thật đẹp. Hình ảnh sương trắng chính là tín hiệu của cảnh trời vẫn còn sớm. Ấy vậy mà tác giả đã có mặt từ bao giờ, điều đó chứng tỏ Viễn Phương rất mong mỏi để gặp bác.

Hình ảnh gây ấn tượng nhất đối với Viễn Phương đó chính là hàng tre, với phép sử dụng điệp ngữ hàng tre đã hiện lên vô cùng đẹp đẽ và kết hợp với phép nhân hóa Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng đã giúp hình hình hàng tre hiện lên càng thêm đẹp. Có thể thấy hàng tre chính là hình ảnh hết sức thân thuộc và gần gũi của làng quê Việt Nam. Hình ảnh hàng tre còn là biểu tượng của con người dân tộc Việt Nam kiên trung, bất khuất. Bão táp mưa sa là chỉ những thử thách lịch sử của dân tộc. Nhưng dù qua bao bão giông thì dân tộc Việt Nam vẫn kiên cường, bất khuất đứng thẳng hiên ngang đấu tranh không bao giờ khuất phục.

Từ hình ảnh hàng tre trong sương mà nhà thơ đã liên tưởng thành một hình ảnh hàng tre mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho sức sống kiên cường của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Đồng thời tre cũng là một vũ khí đánh giặc quen thuộc trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Ta bắt gặp hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre ngà mà đánh tan giặc. Ngô Quyền sử dụng cọc tre tạo thành trận địa để đánh chìm tàu thuyền quân Nam Hán và trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ thì tre cũng là một vũ khí quan trọng.

Chỉ với khổ thơ ngắn nhưng chúng ta cũng đã hiểu được những cảm xúc của nhà thơ và của nhân dân với Bác Hồ kính yêu. Những cảm xúc dâng trào ấy thì sĩ đã  liên tưởng tới hình ảnh vĩ đại khi bước tới lăng

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân

Khổ thơ được mở đầu bằng cụm từ chỉ thời gian ngày ngày vận dụng như một điệp ngữ, diễn tả sự vận động của thiên nhiên, vạn vật mà cụ thể ở đây là sự vận động của mặt trời. Hình ảnh mặt trời đi qua trên lăng là hình ảnh tả thực. Đó là mặt trời của thiên nhiên. là nguồn sáng của vũ trụ. nó gợi ra sự kỳ vĩ, bất tử và vĩnh hằng. Mặt trời chính là nguồn cội của sự sống và ánh sáng. Còn hình ảnh mặt trời trong lăng là một hình ảnh ẩn dụ, đầy sáng tạo và độc đáo. Đó chính là hình ảnh của Bác Hồ vĩ đại, Bác giống như mặt trời, Bác cũng là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh soi sáng cho bao kiếp người lầm than, đưa dân tộc Việt Nam đến với ánh sáng của một chân trời mới, chân trời độc lập, tự do. Ý thơ vừa góp phần đề cao tầm vóc vĩ đại của Bác, đồng thời cũng đã mô tả được thái độ đầy tôn kính của thi sĩ đối với Bác.

Tố Hữu đã có một câu thơ quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ. Cái nghĩa, cái tình lớn lao của Bác đã tác động mạnh mẽ sâu xa. Nhìn dòng người đang tiến vào thăm lăng bác nhà thơ đã liên tưởng là tràng hoa, một lần nữa thi sĩ đã phối hợp hai hình ảnh tả thực và ẩn dụ để mô tả sự thương nhớ của nhân dân đối với Bác. Đồng thời cũng khắc họa công ơn của bác

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân

Tràng hoa được kết từ dòng người đang bước vào viếng lăng như đang dâng hương hoa thơm ngát nên bác Hồ kính yêu. Hình ảnh ấy còn góp phần thể hiện tấm lòng yêu kính của nhân dân đối với Bác. Viễn Phương đã trân trọng ngợi ca cả cuộc đời bác bỏ cả tuổi xuân để cống hiến cho đất nước, cho hình ảnh của dân tộc.

 Với bút pháp tả thực cùng việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật, nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện cảm xúc đặc biệt của mình sau rất nhiều năm thăm lại Lăng Bác, đồng thời thể hiện tình yêu cũng như sự  kính trọng của dân tộc Việt Nam đối với Bác.

 Trên đây là mẫu Cảm nhận hai khổ đầu Viếng Lăng Bác luật Minh Khuê xin gửi tới bạn đọc. Mong rằng bài viết trên là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi. Chúc các bạn học tốt.

 

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button