Cách ghi bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp theo thông tư 22

Bảng đánh giá học sinh heo Thông tư 22 là mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục, giúp giáo viên thống kê danh sách, tổng hợp kết quả học tập của học sinh dễ dàng hơn. Cách ghi bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp theo thông tư 22 sẽ có trong bài viết của Trường Cao Đẳng Kiên Giang dưới đây.
1. Việc đánh giá bằng nhận xét hiện nay theo Thông tư 22 sẽ được áp dụng đối với những môn học nào?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về hình thức đánh giá như sau:
Hình thức đánh giá
– Đánh giá bằng nhận xét
+ Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
+ Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.
+ Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.
+ Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
– Đánh giá bằng điểm số
+ Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
+ Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
– Hình thức đánh giá đối với các môn học
+ Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
+ Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Việc đánh giá bằng nhận xét hiện nay theo Thông tư 22 sẽ được áp dụng đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
2. Hướng dẫn ghi bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục các lớp theo Thông tư 22
Phần tiêu đề
Điền đủ thông tin vào chỗ chấm, đối với mẫu 1 và mẫu 4 cần ghi thời điểm đánh giá giữa học kỳ I hay giữa học kỳ II.
Phần “Môn học và hoạt động giáo dục”
Đối với mẫu 1:
Trong những cột tương ứng với từng môn học hoặc hoạt động giáo dục, ghi theo ký hiệu dưới đây nghĩa là:
– T: Hoàn thành tốt.
– H: Hoàn thành.
– C: Chưa hoàn thành.
Đối với mẫu 2 – 6:
Cột “Mức đạt được” tương ứng với từng môn học hoặc hoạt động giáo dục, ghi theo ký hiệu dưới đây nghĩa là:
– T: Hoàn thành tốt.
– H: Hoàn thành.
– C: Chưa hoàn thành.
Cột “Điểm KTĐK” đối với các môn có bài kiểm tra định kỳ: Ghi điểm số của bài kiểm tra. Còn những học sinh kiểm tra lại thì ghi điểm số của bài kiểm tra lần cuối.
Phần “Năng lực” và “Phẩm chất”
Trong cột tương ứng với từng năng lực, phẩm chất, ghi ký hiệu sau nghĩa là:
– T: Tốt.
– Đ: Đạt.
– C: Cần cố gắng.
Phần “Khen thưởng”, “Hoàn thành chương trình lớp học”, “Lên lớp” (trong mẫu 3 và mẫu 6)
Đánh dấu “P” vào các ô tương ứng đối với mỗi học sinh được khen thưởng, hoàn thành chương trình lớp học, lên lớp.
Phần “Ghi chú”
Ghi những lưu ý đặc biệt (nếu có) như: Học sinh thuộc diện ưu tiên, học sinh khuyết tật.
Một số biểu hiện đối với từng năng lực:
– Tự phục vụ, tự quản: Thực hiện được một số việc phục vụ cho bản thân (vệ sinh thân thể, ăn, mặc…); một số việc phục vụ cho học tập (chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà…).
– Hợp tác: Mạnh dạn giao tiếp trong hợp tác; nói đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; trình bày rõ ràng, ngắn gọn…
– Tự học và giải quyết vấn đề: Khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm, tổ, lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc không cần giúp đỡ…
Sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh. Một số biểu hiện đối với từng phẩm chất như sau:
– Chăm học, chăm làm: Đi học đầy đủ, đúng giờ; thường xuyên trao đổi bài với bạn, thầy cô và người lớn…
– Tự tin, trách nhiệm: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân; tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng…
– Trung thực, kỷ luật: Không nói dối; không nói sai về bạn; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa…
– Đoàn kết, yêu thương: Giúp đỡ, tôn trọng mọi người; nhường nhịn bạn; quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè; kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo…
3. Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo Thông tư 22
3.1. Căn cứ và tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh
– Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.
– Giáo viên môn học căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.
– Giáo viên chủ nhiệm theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức quy định.
3.2. Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kỳ và cả năm học
Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kỳ và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kỳ
– Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có nhiều biểu hiện nổi bật.
– Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt.
– Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
– Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
Kết quả rèn luyện của học sinh cả năm học
– Mức Tốt: học kỳ II được đánh giá mức Tốt, học kỳ I được đánh giá từ mức Khá trở lên.
– Mức Khá: học kỳ II được đánh giá mức Khá, học kỳ I được đánh giá từ mức Đạt trở lên; học kỳ II được đánh giá mức Đạt, học kỳ I được đánh giá mức Tốt; học kỳ II được đánh giá mức Tốt, học kỳ I được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt.
– Mức Đạt: học kỳ II được đánh giá mức Đạt, học kỳ I được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kỳ II được đánh giá mức Khá, học kỳ I được đánh giá mức Chưa đạt.
– Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Cách ghi bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp theo thông tư 22 mà Công ty Trường Cao Đẳng Kiên Giang muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Trường Cao Đẳng Kiên Giang xin trân trọng cảm ơn!