Giáo dục

Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 có đáp án mới nhất năm 2022

Nếu bạn cần tài liệu học tập hoặc bộ đề thi mẫu học kì 2 lớp 7 có đáp án mới nhất năm 2022 – 2023 để luyện tập, bạn có thể liên hệ với giáo viên của bạn để được tư vấn và hỗ trợ hoặc tham khảo nguồn tài liệu mà Trường Cao Đẳng Kiên Giang đưa ra sau đây.

1. Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 bao gồm những gì?

Thông thường bộ đề thi học kì 2 lớp 7 sẽ bao gồm các môn học cơ bản như Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học, Lịch Sử, Địa Lý và Giáo Dục Công Dân.​

Nếu bạn cần tài liệu học tập hoặc bộ đề thi mẫu để luyện tập, bạn có thể liên hệ với giáo viên của bạn để được tư vấn và hỗ trợ hoặc tham khảo nguồn tài liệu mà Trường Cao Đẳng Kiên Giang đưa ra sau đây.

2. Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 có đáp án mới nhất năm 2022 – 2023

2.1. Đề thi Ngữ văn HK2 Lớp 7 kèm đáp án

PHÒNG GD&ĐT……..

TRƯỜNG THPT …………

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2022 – 2023

MÔN: NGỮ VĂN 7 SÁCH Cánh diều

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ khoa học, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “Làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như Tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lý cả một quốc gia trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lý thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách sử dụng thời gian của chúng ta. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

(Adam Khoo, Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Nxb Phụ nữ, 2014)

Câu hỏi:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên

Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích

Câu 3 (0,5 điểm). Theo tác giả văn bản, điểm khác biệt cơ bản của những học sinh giỏi với học sinh kém trong việc sử dụng thời gian là gì?

Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao tác giả lại cho rằng: “Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được”?

Câu 5 (1 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn:

“Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được.”

Câu 6 (1 điểm). Em có đồng tình với quan điểm: “Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống”? Tại sao?

Câu 7 (2 điểm). Viết đoạn văn ngắn với câu chủ đề: Lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Viết bài văn biểu cảm về người thân em yêu quý.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 VĂN 7

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu Đáp án Điểm

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

Qua việc bày tỏ quan điểm của tác giả với những người biết sử dụng thời gian hợp lí và những người đang lãng phí thời gian, tác giả khẳng định quan điểm: Làm chủ được thời gian thì sẽ làm chủ được cuộc sống.

0,5 điểm

Câu 3

– Việc sử dụng thời gian của những học sinh giỏi:

Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ khoa học, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội.

– Việc sử dụng thời gian của những học sinh kém: Thường đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài; không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi.

=> những học sinh giỏi biết quản lí thời gian hiệu quả, biết phân bổ thời gian một cách hợp lí và ưu tiên những mục tiêu quan trọng. Còn học sinh kém thì thường lãng phí thời gian và chưa biết sắp xếp thời gian hợp lí.

0,5 điểm

Câu 4

Tác giả nhận định “Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được” vì:

– Thời gian sẽ liên tục vận động, trôi qua mà không bao giờ dừng lại, quay trở lại. Nó được chia ra một ngày có 24 tiếng, một năm có 365 ngày 6 giờ.

– Vì thời gian là tài sản vô giá mà tạo hóa đã chia đều cho mỗi người. Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày; không ai có thể mua, bán, trao, tặng hay thay đổi được thời gian.

0,5 điểm

Câu 5

– Đối lập: Học sinh giỏi – học sinh kém; về địa vị (tổng thống – người gác cổng)

– Biện pháp so sánh: Thời gian là thứ tài sản ai cũng được chia đều

– Liệt kê: Học sinh giỏi, học sinh kém, tổng thống, người gác cổng

=> Tác dụng:

+ Gây ấn tượng, làm tăng sức thuyết phục cho lập luận

+ Nhấn mạnh, làm nổi bật giá trị của thời gian với mỗi người, nó

là tài sản vô giá

+ Thể hiện lời khuyên của tác giả: Mỗi người cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian hiệu quả

1,0 điểm

Câu 6

HS đưa ra quan điểm đồng tình/ không đồng tình

Ví dụ: Em đồng tình. Vì:

– Thời gian sẽ liên tục vận động, trôi đi và không bao giờ dừng lại, nó là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều cho mỗi người.

– Vì nếu bản thân biết làm chủ thời gian thì sẽ biết phân bố thời gian trong ngày cho cuộc sống của bản thân hợp lí; biết sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc tốt nhất;

1,0 điểm

Câu 7

Định hướng:

*Giới thiệu, nêu vấn đề: lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời.

*Giải thích vấn đề

– Thời gian: là một khái niệm để diễn tả thuộc tính của sự vận động được gắn với vật chất, vật thể và tồn tại vô hình, mang 1 chiều duy nhất từ quá khứ đến hiện tại đến tương lai, không bao giờ ngừng trôi, không bao giờ quay trở lại.

– Lãng phí thời gian: là cách sử dụng thời gian của mình không hợp lí, không hiệu quả hoặc để thời gian trôi qua một cách vô ích.

=> Câu trên nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian dẫn đến làm việc không hiệu quả, không làm chủ được cuộc sống, cuộc đời trôi đi vô ích, lãng phí. Câu nói khuyên không nên lãng phí thời gian.

* Bàn luận, chứng minh:

– Tại sao lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời? Vì thời gian của tự nhiên là vô tận nhưng thời gian cho một cuộc đời là có giới hạn. Vì lãng phí thời gian như tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc…

– Ngược lại, nếu dùng thời gian hợp lí, không lãng phí thì sẽ giúp con người tạo ra các giá trị hữu ích cho bản thân

– Giúp cho bản thân luôn làm chủ được cuộc sống, công việc

– Sẽ ngày càng sống tốt, sống đẹp hơn, thành công và hạnh phúc hơn

– Góp phần xây dựng xã hội tiến bộ

*Bài học:

– Mỗi người cần biết quý trọng thời gian, nhận thức được giá trị của thời gian với cuộc sống.

– Xây dựng thời gian biểu trong ngày – tuần – tháng – phù hợp,..

*Khẳng định vấn đề, liên hệ bản thân

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: mở bài, thân bài và kết bài.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: biểu cảm về người thân.

c. Triển khai vấn đề:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách miễn là mạch cảm xúc được thể hiện tự nhiên, hợp lí; vận dụng linh hoạt các hình thức biểu cảm trực tiếp kết hợp gián tiếp. Sau đây là một số gợi ý:

– Giới thiệu đối tượng,

– Biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng:

+ Ngoại hình.

+ Tính cách.

+ Một số kỉ niệm mà em nhớ

+ Vai trò của người thân.

– Khẳng định tình cảm của bản thân với đối tượng

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Biểu cảm chân thực, diễn đạt có hình ảnh, gợi cảm thông qua việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật.>> Tải ngay: Đề thi Ngữ văn HK2 Lớp 7 kèm đáp án

2.2. Đề thi Toán HK2 Lớp 7 kèm đáp án

Đề thi Toán học kì 2 lớp 7 năm 2022

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Câu 1.

Quan sát biểu đồ dưới đây và cho biết tỉ lệ phần trăm học sinh được điểm xuất sắc (điểm 9, 10) so với học sinh cả lớp là:

A. 37%;

B. 37,5%;

C. 38%;

D. 38,5%.

Câu 2. Cho Δ ABC có  thì quan hệ giữa ba cạnh AB, AC, BC là:

A. BC > AC > AB

B. AB > BC > AC

C. AB > AC > BC

D. AC > BC > AB

Câu 3. Cho hai biểu thức: E = 2(a + b) – 4a + 3 và F = 5b – (a – b).

Khi a = 5 và b = –1. Chọn khẳng định đúng:

A. E = F;

B. E > F;

C. E < F;

D. E ≈ F.

Câu 4. Giá trị x = ‒ 1 là nghiệm của đa thức nào sau đây?

A. M(x) = x – 1;

B. N(x) = x + 1;

C. P(x) = x;

D. Q(x) = – x.

Câu 5. Tính ta thu được kết quả là:

A. 

B. 

C. 

D. 10

Câu 6. Hệ số cao nhất của đa thức M = 10×2 – 4x + 3 – 5×5 là

A. 10;

B. -4;

C. 3;

D. -5.

Câu 7. Cho tam giác ABC, đường trung tuyến AM = 9 cm. Gọi G là trọng tâm của tam giác. Tính độ dài GM?

A. GM = 6 cm;

B. GM = 9 cm;

C. GM = 3 cm;

D. GM = 18 cm.

Câu 8. Đội múa có 1 bạn nam và 5 bạn nữ. Chọn ngẫu nhiên 1 bạn để phỏng vấn. Biết mỗi bạn đều có khả năng được chọn. Tính xác suất của biến cố “Bạn được chọn là nam”.

A. 1

B. 

C. 

D. 

Câu 9. Trong một tam giác, đối diện với cạnh nhỏ nhất là một

A. góc nhọn;

B. góc vuông;

C. góc tù;

D. góc bẹt.

Câu 10. Cho tam giác ABC có A^=35°,B^=45°. Số đo góc C là:

A.70°;

B. 80°;

C. 90°;

D. 100°.

Câu 11. Bộ ba số đo nào dưới đây có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác?

A. 7 cm, 3 cm, 4 cm;

B. 7 cm, 3 cm, 5 cm;

C. 7 cm, 3 cm, 2 cm;

D. 7 cm, 3 cm, 3 cm.

Câu 12. Trong một tam giác, trực tâm là giao điểm của ba đường nào?

A. Đường phân giác;

B. Đường trung tuyến;

C. Đường trung trực;

D. Đường cao.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm) Biểu đồ dưới đây biểu diễn lượng mưa (đơn vị: mm) của hai tỉnh Lai Châu và Cà Mau trong các năm 2016 – 2020.

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

a) Tính tổng lượng mưa tại mỗi tỉnh Lai Châu và Cà Mau trong giai đoạn 2016 – 2020.

b) Năm 2017, lượng mưa tại Cà Mau bằng bao nhiêu phần trăm lượng mưa tại Lai Châu (làm tròn kết quả với độ chính xác 0,005)?

c) Chọn ngẫu nhiên 1 năm trong 5 năm đó. Tính xác suất của các biến cố sau:

A: “Tại năm được chọn, lượng mưa ở Cà Mau cao hơn ở Lai Châu”;

B: “Tại năm được chọn, lượng mưa ở Cà Mau thấp hơn 25 m”;

Bài 2. (2,0 điểm)

Cho biết A(x) – (9×3 + 8×2 – 2x – 7) = –9×3 – 8×2 + 5x + 11.

a) Tìm đa thức A(x).

b) Xác định bậc và hệ số cao nhất của đa thức A(x).

c) Tìm đa thức M(x) sao cho M(x) = A(x).B(x) biết B(x) = –x2 + x.

d) Tính M(‒1), từ đó kết luận số ‒1 có phải là nghiệm của đa thức M(x) hay không.

Bài 3. (3,0 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A. Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE = BA, trên tia BA lấy điểm F sao cho BF = BC. Kẻ tia BD là tia phân giác của góc ABC (D thuộc AC). Chứng minh rằng:

a) ∆ABD = ∆EBD từ đó suy ra AD = ED.

b) BD là đường trung trực của đoạn thẳng AE và AD < DC.

c) Ba điểm E, D, F thẳng hàng.

Bài 4. (0,5 điểm) Cho đa thức  với a là số nguyên dương và . Chứng minh  là hợp số.

Đáp án Đề thi cuối kì 2 Toán 7 Cánh diều

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Bảng đáp án:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

B

D

B

B

C

D

C

D

A

D

B

D

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm)

a) Tổng lượng mưa tại mỗi tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2016 – 2020 là:

2 186 + 3 179 + 2 895 + 2 543 + 2 702 = 13 505 (mm).

Tổng lượng mưa tại mỗi tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2016 – 2020 là: 

2 304 + 2 175 + 2 008 + 2 263 + 2 395 = 11 145 (mm).

b) Năm 2017, lượng mưa tại Cà Mau và Lai Châu lần lượt là 2 175 mm và 3 179 mm.

Trong năm 2017, lượng mưa tại Cà Mau bằng số phần trăm lượng mưa tại Lai Châu là: .

c) • Quan sát biểu đồ trên thấy có 1 năm mà lượng mưa ở Cà Mau cao hơn lượng mưa ở Lai Châu là: năm 2016.

Vì chọn ngẫu nhiên một năm nên xác suất của biến cố A: “Tại năm được chọn lượng mưa ở Cà Mau cao hơn ở Lai Châu” là P(A) = 1/5.

• Ta có: 25 m = 25 000 mm.

Quan sát biểu đồ ta thấy tất cả các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 đều có lượng mưa ở Cà Mau thấp hơn 25 000 mm.

Do đó biến cố B: “Tại năm được chọn, lượng mưa ở Cà Mau thấp hơn 25 m” là biến cố chắc chắn nên P(B) = 1.

Vậy P(A) = 1/5, P(B) = 1.

Bài 2. (2,0 điểm)

a) Ta có A(x) = –9×3 – 8×2 + 5x + 11 + (9×3 + 8×2 – 2x – 7)

A(x) = –9×3 – 8×2 + 5x + 11 + 9×3 + 8×2 – 2x – 7

A(x) = 3x + 4

b) Đa thức A(x) có bậc là 1 và hệ số cao nhất là 3.

c) M(x) = A(x).B(x)

M(x) = (3x + 4).(–x2 + x)

= 3x.(–x2 + x) + 4(–x2 + x)

= –3×3 + 3×2 – 4×2 + 4x

= –3×3 – x2 + 4x.

d) M(‒1) = –3.(‒1)3 – (‒1)2 + 4.(‒1) = 3 – 1 – 4 = ‒2 ≠ 0.

Vậy số ‒1 không là nghiệm của đa thức M(x).

>> Tải ngay: Đề thi Toán HK2 Lớp 7 kèm đáp án

2.3. Đề thi Tiếng Anh HK2 Lớp 7 kèm đáp án

PHÒNG GD&ĐT QUẬN……
TRƯỜNG THCS………………

ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM 2022 – 2023
MÔN: TIẾNG ANH 7
Sách Explore English


LISTEN

Bài nghe:

1. Listen to a man registering with a doctor. Complete the form with the man’s details.

First name: 1

Surname:

2

Address:

(3)
Nottingham

Date of Birth:
Please enter numbers: Day / month / year
00/00/0000

4

Home phone:

5

Mobile phone:

07781677688

Height in metres:

6

Weight in kilograms:

7

National Insurance Number:

8

USE OF ENGLISH

I. Match. Join the two parts of the conversation.

1. Excuse me. Can you help me?

2. I want to go to the mall.

3. Mmm… where’s Tenth Street?

4. So, straight and then left at the corner?

5. Got it. Thanks.

a. Oh. The mall’s on Tenth Street.

b. You’re welcome.

c. Sure. What do you need?

d. Go straight down First Avenue and turn left.

e. That’s right. The mall is next to the art museum.

II. Find a mistake in each sentence and correct it

1. Lan wants to live and work on Japan.

2. Hung’s birthday is in 2nd of July.

3. We will arrive in Saigon on 9 a.m.

4. This cat jumped in his face and scared me.

5. It is his birthday in the 22nd.

III. Choose the best answer (A, B, C or D).

1. Many beautiful Cham Towers in Ninh Thuan Province __________ and now __________ many domestic and foreign tourists.

A. restored – were attracted
C. was restored – attracted
B. were restored – attract
D. restored – attracted

2. Minh Mang Tomb _______ construction in 1841, and __________ three years later.

A. started – completed
C. was started – was completed
B. started – was completed
D. was started – completed

3. A lot of flowers __________ in Da Lat throughout the year.

A. grow
B. grew
C. growing
D. are grown

4. Papers at the Royal examinations in the past were __________ by the King.

A. passed
B. correct
C. check
D. graded

5. The Temple of Literature __________ by old trees and __________ many interesting things

A. is surrounded – contains
C. is surrounded – is contained
B. surrounds – is contained
D. surrounds – contains

READING

I. Read the article. Circle T for True or F for False.

Daniel Raven-Ellison is a city explorer. He says, “When I travel, I always keep my eyes peeled for unusual … art. This type of unusual art is often out on the street, not inside buildings. When Raven-Ellison finds the art, he looks at the surroundings and thinks about why the artist chose that place.

Raven-Ellison also looks at the art itself. He wants to understand what the artist is trying to tell other people. He believes that sometimes the message is playful and amusing, and other times it’s beautiful and amazing. Sometimes, the artist may have no message at all.

The art that Raven-Ellison likes the most shows the artist’s opinions. He likes it when people can “hear” the message above the noise of the city.

1. To “keep your eyes peeled” means to look carefully for something.

2. Raven-Ellison looks for art outside on the streets.

3. He believes the art always has a message.

4. His favorite art shows the artist’s thoughts and feelings.

II. Choose the correct word (A, B, or C) to fill in each blank in the following passage

My school has a number of volunteer activities every summer. The activities include donating books to village children, (1) kids in the neighbourhood, teaching English to primary students, reading books or cooking food for the (2). Our school started this programme five years ago. Every student can join one or two activities. In the beginning, we thought about (3) we should join in these activities. We then thought about what (4) we wanted to do. Those who like reading could choose to collect and donate (5). Those who are good at English could (6) primary students. Finally, we signed up for the activities we chose. Our teachers often encourage us to (7) committed. They also help us when we need it. We have a lot of fun and learn many things from (8) the activities.

1. A. tutor B. tutored C. tutoring

2. A. rich B. needy C. young

3. A. what B. when C. why

4. A. activities B. jobs C. work

5. A. clothes B. books C. vegetables

6. A. learn B. talk C. tutor

7. A. live B. stay C. work

8. A. doing B. working C. playing

WRITING

Make sentences using the words and phrases below to help you. Remember to change the forms of some words.

1. Minh / find / volunteer activities / interesting / can meet / new people.

2. We / join / community activities / help / needy / last summer.

3. We / learn / teamwork skills/ when / join / some / clean-up activity / last summer.

4. If you / love / nature / can / join / our Green Neighbourhood project.

5. I / join / recycling project / because / want / help / protect the environment.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 TIẾNG ANH 7

LISTEN

Listen to a man registering with a doctor. Complete the form with the man’s details.

1. Geoff

2. Black.

3. 94 Hill Street.

4. 08/09/1970

5) 466738

6) 1.8

7) 89

8. 94782841227

USE OF ENGLISH

I.

II.

1. on – sửa thành: in

2. in – sửa thành: on

3. on – sửa thành: at

4. in – sửa thành: on

5. in – sửa thành: on

III.

READING

I.

II.

1. C

2. B

3. C

4. A

5. B

6. C

7. B

8. A

WRITING

1. Minh finds volunteer activities interesting because he can meet new people.

2. We joined community activities to help the needy last summer.

3. We learnt teamwork skills when we joined some clean-up activities last summer.

If you love nature, you can join our Green Neighbourhood project.

4. I will join the recycling project because I want to help protect the environment. /

5.I join the recycling project because I want to help protect the environment.

>> Tải ngay: Đề thi Tiếng Anh HK2 Lớp 7 kèm đáp án

2.4. Đề thi Lịch sử HK2 Lớp 7 kèm đáp án

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Cuối năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã giành được thắng lợi tại

A. Tân Bình – Thuận Hóa.

B. Tốt Động – Chúc Động.

C. Chi Lăng – Xương Giang.

D. Ngọc Hồi – Đống Đa.

Câu 2. Hai câu thơ “Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần/ Lúc Khôi Huyện quân không một đội” trong Bình Ngô Đại cáo cho em biết về điều gì?

A. Khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong buổi đầu khởi nghĩa.

B. Sự thống trị hà khắc, tàn bạo của nhà Minh đối với người Việt.

C. Tinh thần quyết tâm chống giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn.

D. Những chiến thắng lưu danh sử sách của nghĩa quân Lam Sơn.

Câu 3. Hệ tư tưởng nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội Đại Việt thời Lê sơ?

A. Phật giáo.            

B. Đạo giáo.         

C. Nho giáo.     

D. Hồi giáo.

Câu 4. Một trong những danh nhân văn hóa tiêu biểu của Đại Việt thời Lê sơ là

A. Nguyễn Trãi.                                      

B. Chu Văn An.

C. Nguyễn Du.

D. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Câu 5. Vua Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu (năm 1484) nhằm mục đích gì?

A. Ghi chép lại các sự kiện trọng đại của quốc gia.

B. Quy định lại chế độ thi cử của nhà nước Đại Việt.

C. Tôn vinh những người đỗ đạt cao trong các kì thi.

D. Ca ngợi công lao trị quốc của các vị vua nhà Lê.

Câu 6. Nguyên nhân nào khiến số lượng nô tì giảm dần dưới thời Lê sơ?

A. Vua Lê Thánh Tông ban hành chính sách “hạn nô”.

B. Pháp luật nhà Lê hạn chế việc cưỡng bức dân tự do thành nô tì.

C. Đời sống nhân dân ấm no nên không còn ai phải bán mình làm nô tì.

D. Các gia đình quan lại, quý tộc không còn cần tới lực lượng nô tì phục vụ.

Câu 7. Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi:

Tư liệu. Năm 1473, vua Lê Thánh Tông căn dặn Lê Cảnh Huy và các quan: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người nào dáp đem một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì phải tội chu di”

Câu hỏi: Lời căn dặn trên của vua Lê Thánh Tông đã phản ánh điều gì?

A. Vua Lê Thánh Tông nắm trong tay toàn bộ quyền hành quản lí đất nước.

B. Nhà Lê sơ chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn của lãnh thổ.

C. Nhà Lê quyết tâm kháng chiến chống quân Minh, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

D. Pháp luật thời Lê sơ chỉ chú trọng bảo vệ quyền lợi của nhà vua và hoàng tộc.

Câu 8. Nhà Lê sơ ban hành chế độ “quân điền” nhằm

A. khuyến khích khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất.

B. khơi thông sông ngòi, đào đắp các công trình thủy lợi.

C. khuyến khích vương hầu, quý tộc lập các điền trang.

D. chia lại ruộng công ở các làng xã cho nông dân cày cấy.

Câu 9. Từ nửa sau thế kỉ XIII đến đầu thế kỉ XV, Vương quốc Chăm-pa

A. được thành lập.

B. bước vào giai đoạn ổn định.

C. lâm vào khủng hoảng, suy thoái.

D. bị Chân Lạp thôn tính.

Câu 10. Trong các thế kỉ X – XVI, cư dân Chăm-pa và cư dân vùng đất Nam Bộ chịu ảnh hưởng chủ yếu từ

A. văn hóa Ấn Độ.

B. văn hóa Đại Việt.

C. văn hóa Chân Lạp.

D. văn hóa Trung Quốc.

Câu 11. Biểu hiện nào dưới đây cho thấy sự phát triển của kinh tế Chăm-pa trong các thế kỉ X đến XV?

A. Khai thác lâm sản là ngành kinh tế chủ yếu của cư dân.

B. Thương mại đường biển là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo.

C. Thương cảng Thị Nại trở thành địa điểm giao thương sầm uất.

D. Thương cảng Óc Eo trở thành trung tâm buôn bán của khu vực.

Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về vùng đất Thủy Chân Lạp trong các thế kỉ X đến thế kỉ XVI?

A. Cư dân đông đúc, là vùng đất trọng tâm của vương quốc Chân Lạp.

B. Cư dân ít, gần như không có sự quản lý của triều đình Chân Lạp.

C. Trên danh nghĩa, Thủy Chân Lạp bị đặt dưới sự cai trị của Xiêm.

D. Triều đình Chân Lạp thiết lập chế độ cai trị hà khắc, chặt chẽ.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

b. Đánh giá vai trò của Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI LỊCH SỬ 7 HK2

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-B

2-A

3-C

4-A

5-C

6-B

7-B

8-D

9-B

10-A

11-C

12-B

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

* Yêu cầu a)

– Nguyên nhân thắng lợi:

+ Truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc.

+ Vai trò lãnh đạo và nghệ thuật quân sự tài tình, sáng tạo của bộ Chỉ huy nghĩa quân mà đại diện là: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích..

– Ý nghĩa lịch sử:

+ Chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục hoàn toàn độc lập dân tộc;

+ Đưa đến sự thành lập của vương triều Lê sơ; mở ra thời kì phát triển mới của Đại Việt

* Yêu cầu b)

+ Lê Lợi là người chỉ huy tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Nguyễn Trãi là nhà cố vấn, là người phò tá đắc lực của Lê Lợi, góp phần không nhỏ vào chiến thắng của nghĩa quân; ông cũng là tác giả của Bình Ngô Đại cáo,…

+ Nguyễn Chích có đóng góp quan trọng trong việc đưa ra chủ trương tạm rời Thanh Hóa chuyển vào Nghệ An sau đó quay ra đánh Đông Đô.

>> Tải ngay: Đề thi Lịch sử HK2 Lớp 7 kèm đáp án

Mời quý bạn đọc tải về và tham khảo trọn bộ: Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 có đáp án mới nhất năm 2022 – 2023

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Trường Cao Đẳng Kiên Giang liên quan đến vấn đề: Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 có đáp án mới nhất năm 2022 – 2023. Mọi thắc mắc chưa rõ hay có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline: 1900.6162 hoặc gửi yêu cầu tư vấn qua email: [email protected] để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Trường Cao Đẳng Kiên Giang.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button