Giáo dục

Bài văn biểu cảm về sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy trong Người ngồi đợi trước hiên nhà

Bài văn biểu cảm về sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy trong Người ngồi đợi trước hiên nhà như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Trường Cao Đẳng Kiên Giang nhé.

Đề tài người phụ nữ không chỉ được viết nhiều trong các cuộc chiến tranh mà thời kỳ hậu chiến người phụ nữ với những phẩm chất cao đẹp cũng luôn là một nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn. Một trong những nhân vật nổi bật đó là nhân vật dì Bảy trong tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà của nhà văn Huỳnh Như Phương.

 

1. Bài văn biểu cảm về sự hy sinh thầm lặng của dì Bảy trong người ngồi đợi trước hiên nhà mẫu 1

Không chỉ trong chiến tranh mà các đề tài sau thời chiến luôn là một đề tài quen thuộc trong nền văn học Việt Nam. Qua những nỗi đau mất mát kể từ ngày đất nước thống nhất, tác giả Huỳnh Như Phương đã biết viết tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà. Qua tác phẩm nổi bật là sự hy sinh thầm lặng của những người phụ nữ mà nổi bật là hình ảnh dì Bảy.

Tác phẩm được kể lại quan điểm nhìn của nhân vật tôi về nhân vật dì Bảy. Câu chuyện của vợ chồng dì Bảy chứa những đau thương mất mát do chiến tranh để lại. Dì Bảy là một người phụ nữ chung thủy, sắc son. Khi dượng Bảy xa nhà đi chiến đấu, dì luôn mong cho dượng được bình an trở về . Dì không bao giờ màng đến hạnh phúc của bản thân, chấp nhận hy sinh để chồng yên tâm làm nhiệm vụ. Mặc dù khi ở nhà có người ngỏ ý nhưng dì kiên quyết với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về. Suốt 20 năm sau đó có những người ngỏ ý gặp hỏi Dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về. Không những thế dì vẫn luôn giữ thói quen ngồi trước hiên nhà và nhìn ra ngõ nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân. Hình ảnh dì Bảy ngồi thầm lặng với ánh mắt xa xăm là cả một sự buồn tủi ngóng trông xen lẫn những niềm hi vọng nhỏ nhoi. Người đàn bà ấy vẫn một lòng chung tình  hết đời, ngay cả khi biết tin dượng Bảy qua đời, Dì Bảy vẫn quyết định không tiến thêm bước nữa.  Dì vẫn lầm lũi một mình chăm mẹ già yếu trong ngôi nhà khi đất nước thống nhất hòa bình lập lại, đồng nghĩa với việc cuộc sống vui tươi sẽ trở về. Ấy vậy mà ở đâu đó giữa thế gian này vẫn có một người đàn bà như dì Bảy. Dì vẫn ôm những kỷ niệm xưa cũ với nhiều chồng đã mất, lẻ loi giữa cô đơn. Hình ảnh người đàn bà thầm lặng ấy khiến ai cũng phải thương cảm, xót xa.

Tác phẩm đã phản ánh sự khốc liệt của chiến tranh và ca ngợi những người phụ nữ như dì Bảy, những người phụ nữ rất đáng được trân trọng, tôn vinh. Dì Bảy đã nhận phần thiệt về cuộc sống về mình, sống cuộc đời cô đơn. Trên đất nước Việt Nam có biết bao nhiêu người phụ nữ như dì Bảy, những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng vẫn đang ngày mong nhớ chồng con. Họ đã phải nếm trải nỗi đau của sự ly tán,  cô đơn để đất nước có hòa bình hôm nay.

Dưới ngòi bút tinh tế tác giả Huỳnh Như Phương đã để lại cho em những niềm cảm thương, rung động với sâu sắc với sự hy sinh thầm lặng của dì Bảy.

 

2. Bài văn biểu cảm về sự hy sinh thầm lặng của dì Bảy trong người ngồi đợi trước hiên nhà mẫu 2

 Từ xưa đến nay có lẽ người phụ nữ Việt Nam luôn là đề tài quen thuộc và là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ. Với những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam luôn được ghi nhận trong các tác phẩm thơ ca. Nổi bật trong đó có tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương với nhân vật dì Bảy hiện lên thật đẹp.

 Tác phẩm kể về cuộc đời của nhân vật dì Bảy. Dượng Bảy và dì Bảy cưới nhau được một tháng thì dượng phải lên đường ra Bắc tập kết. Sau đó lại vào miền Nam chiến đấu. Trong quá trình hành quân, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình. Tuy nhiên sau một trận đánh ở Xuân Lộc trên đường hành quân vào Sài Gòn dượng Bảy đã hy sinh anh dũng. Ngày hòa bình đất nước lặp lại, dì Bảy đã qua tuổi 40 vẫn có một số người đàn ông hỏi cưới dì nhưng dì không rung động và dì Bảy đã tròn 80 tuổi, suốt 40 năm qua dì vẫn ngồi trước hiên nhà để chờ đợi một thứ mà dì biết là không bao giờ trở về nữa.

Nhân vật dì Bảy mà những nét đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh, tấm lòng thuỷ chung, son sắc. Khi dì Bảy và người chồng của mình mới kết hôn được một tháng, khi ấy giai đoạn tình cảm vợ chồng còn mặn nồng gắn bó. Nhưng dì Bảy vẫn chấp nhận để chồng lên đường chiến đấu. Ta có thể thấy được sự hi sinh của dì xuất phát từ tấm lòng yêu quê hương đất nước. Dì đã đặt lợi ích của nước nhà lên trên hạnh phúc của bản thân. Điều đó ta thấy thêm khâm phục trước tấm lòng của nhân vật dì Bảy.

Ở dì Bảy ta còn thấy dì là một người phụ nữ hết mực thủy chung. Suốt những năm xa cách trồng dì Bảy luôn giữ liên lạc với dượng Bảy, đợi chờ chồng trở về. khi nhận được thư của chồng dì cảm thấy rất hạnh phúc, hi vọng tới ngày được đoàn tụ, đất nước được hòa bình. Hình ảnh đó khiến cho người đọc cảm thấy ấn tượng. Sau mỗi ngày khi đi làm đồng về, dì lại ngồi trên bộ phản gỗ ngoài hiên nhìn con ngõ để nhớ về ngày đầu tiên dượng Bảy cùng đồng đội đến nhà xin trú quân. Ngày dượng Bảy hi sinh cũng là ngày đất nước hòa bình lặp lại. Dì cũng đã 40 tuổi vẫn có những người đàn ông để ý đến gì nhưng lòng dì Bảy không còn rung động. Dì vẫn giữ một tấm lòng thủy chung như vậy cho đến hết đời

 Dì Bảy là một hình ảnh đại diện cho rất nhiều người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đất nước còn chiến tranh. Họ đã phải hy sinh những lợi ích cá nhân, đặt lợi ích quốc gia dân tộc. Phải xa chồng, xa con, tiễn  đưa chồng, đưa con lên đường đánh giặc để có được độc lập hòa bình cho hôm nay. Từ đó chúng ta thấy rằng sự hy sinh thầm lặng, cao cả của những người phụ nữ trong các cuộc chiến thật đáng ngưỡng mộ và trân trọng.

Qua nhân vật dì Bảy trong người ngồi đợi trước hiên nhà em đã học được thêm rất nhiều bài học quý giá về phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt cảm thấy vô cùng yêu mến và cảm phục nhân vật dì Bảy.

 

3. Bài văn biểu cảm về sự hy sinh thầm lặng của dì Bảy trong người ngồi đợi trước hiên nhà mẫu 3

Mỗi trận chiến đi qua bên cạnh những xót thương dành cho những người lính ra trận và những chiến sĩ làm mãi nơi đất mẹ. Ta còn nhớ đến những hậu phương vững chắc nơi những năm tháng chiến tranh có biết bao sự hy sinh thầm lặng của những người phụ nữ. Một trong số đó phải kể đến nhân vật dì Bảy trong tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương.

 Dì Bảy là một nhân vật để lại cho em nhiều sự thương mến. Dì lấy chồng khi mới 20 tuổi chưa đầy một tháng thì dượng Bảy phải lên đường chiến đấu. Họ chỉ gặp nhau qua những cánh thư nhưng chiến tranh đã cướp đi dượng bảy và dì Bảy đã trở thành người phụ nữ góa chồng. Vậy là suốt hơn 20 năm chờ đợi, biết bao thương nhớ, buồn tủi, biết bao nhiêu nỗi lo lắng bồn chồn cuối cùng dượng Dảy đã không thể cho dì được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi mất chồng dì Bảy vẫn cứ lầm lũi với bậc thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì. Dì đã phải hy sinh hạnh phúc cá nhân của mình vì nghĩa lớn của dân tộc. Không chỉ có dì Bảy mà còn có rất nhiều người phụ nữ trên trái đất hình chữ s trong cảnh ngộ như dì,  họ đã hy sinh thầm lặng cao cả cho cuộc kháng chiến để đất nước được thống nhất và phát triển.

Những thế hệ trẻ hôm nay khi đọc những tác phẩm và cảm thấy biết ơn hơn những hy sinh, thầm lặng, mất mát của dì Bảy, những người phụ nữ Việt Nam Anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang, luôn hy sinh hạnh phúc cá nhân của mình để làm nên một đất nước hòa bình, độc lập phát triển phồn vinh.

 Trên đây là một số mẫu bài văn biểu cảm về sự hy sinh thầm lặng của dì Bảy trong người ngồi trước hiên nhà luật Minh Khuê xin gửi tới bạn đọc. Mong rằng bài viết trên là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi. Chúc các bạn học tốt.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button